Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

KHÔNG CÒN NƠI ẨN NÁU

KHÔNG CÒN NƠI ẨN NÁU


 
VũđìnhHải KBC 3119
Mến tặng các đồng đội thân thương

của tôi thuộc tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Mạc quàng tay lên đôi bờ vai của Hạnh, chàng khẽ gọi tên vợ, trong nỗi đam mê:

- Hạnh ơi!

Mạc dìu Hạnh ngồi dậy. Nàng ngoan ngoãn tựa lưng vào vùng ngực vạm vỡ của chồng, nàng cảm nhận những bắp thịt rắn chắc của Mạc hằn lên trên da thịt nàng, thật là ấm áp, thật là dễ chịu. Mạc rúc khuôn mặt của mình vào chiếc gáy thon, chàng luồn tay về phía trước, chầm chậm gỡ từng chiếc nút áo. Mạc lùi về phía sau một chút, từ góc cạnh này chàng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp huyền hoặc của những đường cong trên thân thể Hạnh. Ánh đèn dầu hắt lên sống mũi, đôi môi, chiếc cằm, rồi bừng sáng trên hai bầu ngực tròn trịa, hai đầu ngực uốn dựng lên như cặp sừng non của một con nghé. Hạnh nhắm nghiền đôi mắt lại, những ngón tay của Mạc miệt mài xoay vần trên đầu ngực khiến nàng cảm thấy rõ từng vùng da thịt như tê dại, đê mê, rồi một nỗi khát khao bùng nổ bất ngờ, nhanh chóng lan rộng trên khắp thân thể của nàng. Mạc nhẹ nhàng đỡ Hạnh nằm xuống, chàng mê muội vục mặt vào giữa hai bầu ngực, hít thật sâu vào buồng phổi mùi da thịt thơm tho, hai bàn tay chàng bấu lấy đôi bồng đảo, tham lam…

Đột nhiên Mạc ngẩng đầu lên, im lặng nghe ngóng. Rất nhanh, chàng quơ vội tấm chăn đắp lên người Hạnh, chộp lấy chiếc áo rồi nhảy ra khỏi giường, lao ra phía sau nhà, lách người qua cánh cửa và biến mất trong màn đêm. Hạnh ngỡ ngàng nhìn theo bóng Mạc tan biến trong đêm tối chập chùng, nàng cúi xuống nhìn bầu ngực của mình, đang căng cứng như muốn vỡ tung vì cơn thèm muốn khát khao, nàng nuốt nước miếng tiếc rẻ cho một đêm mưa gió ngút ngàn bỗng dưng lỡ dở nửa chừng. Hạnh đưa mắt nhìn sang chiếc giường nhỏ kê sát vách nhà, tiếng thở đều đều của cu Sơn trong giấc ngủ say.

Bỗng Hạnh nghe thấy những tiếng giầy khua lên trong đêm tối, lẫn với tiếng lách cách của báng súng chạm vào dây đạn, rồi lại thấy ánh đèn pin loang loáng xuyên qua khe cửa. Chợt nàng nghe tim mình như thót lại khi có tiếng người vang lên, không xa lắm:

- Trung sĩ cho anh em chốt kỹ con đường này, tôi sẽ dẫn toán hỗn hợp vào lục soát khu nghĩa địa.

2

Tiếng giầy đạp lên cây cỏ, tiến vào vùng cư trú của những người đă khuất. Hạnh run rẩy bước ra hé mở cánh cửa nh́n về khu nghĩa địa gần ngay sau nhà. Dưới ánh sao đêm nhợt nhạt, mồ mả như đang nhổm dậy tức tối, lồng lên phản đối đám người hỗn láo, to gan lớn mật, dám xông vào đây phá phách, trêu ghẹo thế giới riêng tư của những người đă chết.

Tiếng chim cú rúc lên gọi hồn khiến cho màn đêm run rẩy trong cơn sợ hăi. Tiếng côn trùng nỉ non ai oán dệt lên khúc nhạc buồn, tiếc thương cho cơi dương thế sao quá ngắn ngủi chưa thỏa chí cho một kiếp người. Bia mộ dật dờ như ma trơi, vờn theo ánh sáng lập loè của những cánh đom đóm. Những lùm cây, hốc đá, nấm đất trên huyệt đạo bỗng rùng ḿnh chuyển động, tạo nên những h́nh thù kỳ quái ghê rợn. Tiếng mèo hoang gào lên trong đêm trường không hề làm cho con chuột cống ngần ngại sợ hăi. Loài chuột sống chui rúc trong nghĩa địa, đôi khi người ta t́m thấy chúng đào lỗ chui xuống huyệt mộ rỉa rói, gặm nhấm thây ma nằm trong cỗ quan tài. Thân thể của chúng to lớn với bộ lông xù x́ cáu bẩn, cặp mắt phóng ra ánh sáng đỏ ḷm dữ tợn, loài mèo khắc tinh khi nh́n thấy chúng cũng táng đởm kinh hồn cong đuôi bỏ chạy. Con chuột cống bề thế chậm răi ḅ ra khỏi lùm cây, nó bỗng khựng lại khi phát giác ra một thây người đang nằm mọp trên mặt đất. Con chuột cống nhe răng rít lên, nhanh như một tia chớp, nó xông tới và táp ngay vào bàn chân ló ra từ một ống quần. Đột nhiên Mạc nghe đau nhói dưới bàn chân, h́nh như có những mũi dao nhọn cắm phập vào, sâu đến tận xương, chàng hoảng hốt co chân phóng ra một cú đạp thật mạnh về phía sau, Mạc cảm thấy có một vật ǵ mềm mềm văng ra xa cùng với tiếng rít lên đau đớn. Con chuột cống lồm cồm ḅ dậy, mặt nó như vỡ vụn ra v́ ngọn cước quá mănh liệt, nó đờ đẫn một lúc rồi chợt hiểu ra, đây là một thây người c̣n sống, chưa chôn, thật là tai hại.

Mạc ngóc đầu lên quan sát, cặp mắt của chàng có khả năng xuyên thấu qua màn đêm, dễ dàng nhận biết được sự hiện diện của những kẻ đang gây nguy hiểm cho chàng. Qua bao năm tháng lặn ngụp để sinh tồn, đôi tai của Mạc đă nhuần nhuyễn đến độ có thể nhận ra được những tiếng động rất nhỏ từ xa vẳng lại. Mạc có thể dễ dàng phân biệt được mùi của từng loại thuốc lá khi c̣n cách tiệm café một đoạn đường khá xa. Đôi chân của Mạc có sức bật thật là mạnh mẽ, vọt lên như một mũi tên và sải đi rất nhanh như một con tuấn mă chuyên đưa thư hỏa tốc. Rất tự nhiên, cuộc đời khổ đau đă trui rèn cho Mạc những khả năng tự vệ của loài hươu phải sống chung với thú dữ trong cùng một cánh rừng. Mạc đảo mắt nh́n chung quanh, những mồ mả quạnh hiu nhấp nhô, nhẫn nhục hiền lành. Ừ nhỉ, người sống nguy hiểm, độc ác hơn người chết vạn lần.

Mạc giật ḿnh nép sát người vào ngôi mộ, chàng thoáng nhận ra ánh đèn pin loang loáng xa xa từ phía xóm nhà. Áp tai sát xuống đất, Mạc nghe rơ những bước chân người đang từ từ tiến đến gần hơn. Chàng mọp sát người xuống đất, trườn về phía sau, nhưng phía sau cũng có tiếng chân người, rồi h́nh như cả bốn hướng đều có người đang chầm chậm xiết chặt ṿng vây. Chậm quá rồi, Mạc rên lên trong tuyệt vọng, cái lưới đă giăng ra không chừa một khe hở. Hạnh ơi, Sơn ơi, cái tổ ấm duy nhất trong cuộc đời của tôi ơi, giây phút chia ly hăi hùng ấy có lẽ đă tới rồi, Mạc nghiến chặt hai hàm răng, thôi th́ đành phó mặc cho trời đất. Mạc nép sát người vào ngôi mộ, bàn tay chàng chạm phải tấm mộ bia, tự dưng Mạc nắm chặt vào tấm mộ bia như vừa t́m thấy được một chỗ dựa rất đáng tin cậy. Mạc cố nén hơi thở thật nhỏ lại, chàng nghe như tim ḿnh ngừng đập khi có những bước chân tiến tới thật gần, chỉ cách chàng khoảng chừng vài bước chân, ánh đèn pin quét ngang ngay trên ngôi mộ. Mạc chờ đợi một mũi súng dí xuống đầu ḿnh, chàng cảm thấy ḿnh đă hoàn toàn kiệt sức, người như mềm nhũn ra. Bỗng dưng Mạc cảm thấy h́nh như có hơi ấm từ nấm mộ truyền sang da thịt chàng, đầu óc chàng bỗng trở nên tỉnh 3

táo lạ thường, bao nỗi căng thẳng sợ hăi chợt tan biến chỉ trong một vài khoảnh khắc. Mạc nhè nhẹ ngẩng đầu lên quan sát, đám người ấy đă không nh́n thấy Mạc, họ bước qua dăy mộ bên kia.

Mạc nghe một giọng nói có vẻ là cấp chỉ huy:

- Lục soát có t́m thấy thằng nào không vậy?

- Trong khu nghĩa địa này th́ không, nhưng ở ngoài xóm G̣ Mả th́ bắt được hai thằng.

- Cho anh em rút về thôi, khuya lắm rồi.

Mạc vẫn nằm im không dám trỗi dậy, đề pḥng bất ngờ họ quay trở lại. Nhiều người v́ non dạ, cả tin, đă vong mạng v́ những cú hồi mă thương cực kỳ hiểm độc. Măi cho đến khi sương đêm đă thấm sâu qua lớp áo mỏng, cái lạnh đă cắt vào tới da thịt, Mạc mới yên tâm chắc chắn họ sẽ không quay trở lại. Mạc thận trọng nương theo những nấm mồ, êm thắm rời khỏi khu nghĩa địa âm u lạnh lẽo.

Mạc đưa tay xô nhẹ cánh cửa rồi lách người bước vào nhà, ngọn đèn dầu vẫn khe khẽ tỏa ánh sáng mù mờ, chàng bước nhẹ đến bên chiếc giường nhỏ, hơi thở của cu Sơn vẫn nhè nhẹ, đều đều. Mạc cúi xuống đưa tay nựng lên chiếc má bầu bĩnh của con, trời ạ, tưởng đâu bố con ḿnh đă không c̣n gặp nhau được nữa. Mạc cố hết sức ngả ḿnh xuống giường thật nhẹ, Hạnh có lẽ đang ngủ say. Gân cốt dường như đang dăn ra, cơn mệt mỏi tan biến dần khiến Mạc cảm thấy dễ chịu vô cùng. H́nh như Hạnh cựa ḿnh, rồi nàng nấc lên tiếng khóc thút thít, Mạc quàng tay t́m lấy vai Hạnh, lay nhẹ:

- Hạnh ơi.

Hạnh vùng vằng như đang cơn hờn dỗi, nàng vẫn rấm rức khóc. Mạc ngốc nghếch chẳng biết t́m lời lẽ ngọt ngào để an ủi vợ, chàng chỉ biết chia xẻ nỗi tủi thân của Hạnh bằng cách vỗ nhè nhẹ lên vai nàng. Mạc thương Hạnh lắm chứ, chàng sẵn sàng lăn xả, ôm lấy tất cả mọi nhọc nhằn khốn khó vào ḿnh để vợ con được sung sướng, được hạnh phúc. Nhưng ngẫm ra, Mạc đă chẳng làm được điều ǵ khiến cho Hạnh có được một cuộc sống tươm tất, ngược lại Mạc hiểu rất rơ, khi yêu nhau, chàng đă vấy nhiều đau khổ cho nàng, đêm hôm nay cũng thế. Mạc không phải là người khéo ăn khéo nói, chàng chỉ có một tấm ḷng chung thủy, tận tụy gánh vác lo toan. Những kẻ ít nói thường là những người có tính nết thẳng thắn, một ḷng một dạ, ít khi là kẻ bạc t́nh.

Mạc mở mắt bừng tỉnh dậy, ánh mặt trời đă hắt vào gian pḥng những tia nắng chói chang. Mạc đảo mắt nh́n quanh nhà, lạnh lẽo vắng tanh, có lẽ Hạnh đang đưa bé Sơn đến trường học. Chàng đă ngủ như chết sau một đêm dài căng thẳng, đứng tim. Mạc bước ra hiên nhà đánh răng rửa mặt, rồi chợt nhận ra ḿnh vẫn c̣n mang trên người bộ quần áo dính đầy đất cát của đêm hôm qua. Mạc vào nhà thay bộ quần áo rồi trở ra khu nghĩa địa, nhất định phải t́m lại ngôi mộ mà đêm hôm qua chàng đă nương náu để rồi thoát hiểm trong gang tấc. Mạc có cảm giác cái hơi ấm truyền sang từ nấm mộ vẫn c̣n lẩn khuất đâu đây, kỳ lạ thật, tại sao giữa lúc thần kinh đang căng thẳng đến tột cùng mà bỗng dưng lại chuyển sang trạng thái b́nh thản, an tâm tự tại một cách phi lư đến như thế. Mạc t́m ra nấm mộ không khó khăn lắm, v́ cái quang cảnh buổi tối hôm qua vẫn c̣n giữ nguyên vẹn trong tâm trí của chàng. Mạc giật ḿnh chết cứng cả người khi nh́n thấy tấm mộ bia, trên đó có in tấm ảnh chụp bán thân của một người lính Nhảy Dù trẻ tuổi, mặc áo hoa, đầu đội nón beret đỏ, nét mặt cương nghị toát ra một vẻ oai phong lẫm liệt.




Nguyễn hùng Anh
Hạ sĩ 4




Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù

Sinh năm 1953

Tử trận năm 1972 tại Quảng Trị

Bố mẹ lập mộ
Tự dưng Mạc cảm thấy lạnh buốt trong sống lưng, bàng hoàng kinh hãi:

- Trời ơi, chính là anh ấy đây mà, anh ấy đã chết rồi sao.

Mạc chết sững cả người, tay chân như tê dại, chính là người này, không thể lầm lẫn được.

*****

Khoảng một năm trước đây, vào một buổi chiều mây mù giăng khắp lối, gió se se lạnh, Mạc thọc hai tay vào túi quần, bước vào quán gọi một ly café đen. Quán không có cửa hậu nên Mạc chọn vị trí sát phía ngoài cửa, nếu có điều gì bất trắc xảy ra chàng sẽ phóng ra ngoài đường và biến mất thật nhanh. Đi đến bất cứ nơi đâu, bao giờ Mạc cũng phác họa ngay trong đầu một lộ trình thoát hiểm, hai tai và đôi mắt của chàng lúc nào cũng căng lên để nghe ngóng tình hình chung quanh. Nhờ cẩn thận như thế nên Mạc vẫn còn tồn tại trong thành phố này mãi cho đến ngày hôm nay. Mạc móc gói thuốc lá đặt lên bàn, lấy ra một điếu gắn lên môi, bật hộp quẹt. Mạc kín đáo đưa mắt quan sát một vòng từ trước ra sau, trong quán chỉ có dăm bảy người khách đang nhâm nhi café, ngả lưng vào thành ghế thả hồn theo một bài hát đang rất thịnh hành - tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến…Mạc để ý đến một người mặc quân phục ngụy trang, đầu đội nón beret đỏ, đang ngồi im lặng trong một góc phòng. Trên đầu và cánh tay bên trái của anh ta quấn những giải băng trắng toát. Anh ta ngồi bất động như một thiền sư, trên bàn có hai ly café, một của anh ta và ly kia là của một người vắng mặt, ngón tay anh đang kẹp điếu thuốc lá, còn điếu thứ hai thì đang cháy dở dang trên chiếc gạt tàn. Chiếc ghế đối diện với anh ta đang bỏ trống, cứ theo ánh mắt của anh ta thì hình như có người đang ngồi trên chiếc ghế ấy. Tự dưng Mạc cảm thấy cuộc đời bỗng ấm áp hẳn lên dưới ánh nắng mặt trời, thì ra trên cuộc đời này vẫn còn có những trái tim đầy ắp tình người. Anh lính Nhảy Dù đang xót xa tưởng nhớ đến thằng bạn thân vừa ngã xuống, vĩnh viễn không bao giờ trở lại để cùng nhau chia xẻ từng ly café, từng điếu thuốc, và biết bao chuyện vui buồn của những đứa con trai thời ly loạn. Có tiếng xôn xao, Mạc quay đầu nhìn ra ngoài cửa, hai chiếc xe tuần cảnh hỗn hợp vừa ngừng lại bên đường, binh sĩ và cảnh sát đổ xuống chận hai đầu đường, bắt đầu cuộc bố ráp. Mạc phản ứng rất nhanh, chàng xô nhẹ chiếc bàn, đứng lên, toan thoát thân ra ngoài đường, nhưng phía ngoài cửa đã không còn lối thoát vì hai người lính đang xăm xăm tiến vào. Mạc đành phải ngồi xuống, chàng cố gắng giữ nét mặt bình thản, nhưng trong lòng thì đang rối tung lên, liều mạng theo kiểu nào bây giờ.

Mạc choáng váng ngẩng đầu lên khi thoáng thấy có bóng người vừa dừng lại ngay trước mặt chàng, người lính Nhảy Dù.

- Có phải trốn quân dịch không?

Mạc miễn cưỡng khẽ gật đầu.

Người lính Nhảy Dù nói nhỏ:

- Họ bắt được thì khổ lắm, lao công đào binh không có ngày về. Đứng dậy đi theo tôi.

Mạc mừng rỡ như vừa chộp được cái phao. Mạc vừa đứng dậy thì người lính Nhảy Dù bá ngay lấy vai chàng, cả hai bước ra ngoài quán như một đôi bạn thân. Màu mũ đỏ và 5

chiếc áo hoa đă là một tấm giấy thông hành kỳ diệu lạ thường, ngay cả những người lính đang thi hành nhiệm vụ cũng có phần nể nang, họ để cho hai người bước ra mà không một chút nghi ngại. Người lính Dù mở khóa chiếc xe Suzuki, gật đầu ra dấu cho Mạc ngồi lên ghế sau, chiếc xe gắn máy nhẹ nhàng lướt đi. Mạc rùng ḿnh quay đầu nh́n lại đoạn đường đang bị cô lập để chận xét giấy tờ, hú hồn. Tới ngă ba, người lính Dù ngừng xe lại, Mạc bước xuống toan mở lời cám ơn th́ người lính đă khoát tay:

- Không có ǵ đâu, bảo trọng nghe.

Anh lính Nhảy Dù cười hiền lành rồi rồ ga vọt đi. Mạc cảm động đứng nh́n theo màu mũ đỏ áo hoa lẫn vào ḍng xe cộ rồi mất hút. Măi măi về sau, không bao giờ Mạc có thể quên được khuôn mặt của người lính Nhảy Dù tử tế này.

*****

Từ ngày lấy Hạnh, Mạc đă chuyển sang một nghề mới. Chiếc cần câu hiện nay của Mạc là một chiếc xe đạp, loại dùng để thồ, kết cấu của khung xe rất cứng cáp. Phía yên sau được cải biến rộng thêm để đai chặt một cái thùng, khung bằng gỗ, vách thùng được dựng lên bằng những tấm mica trong suốt. Nh́n vào chiếc thùng có thể nhẩm tính ngay được cái vốn liếng kinh doanh của Mạc, những chiếc bánh bao, bánh cam, bánh tiêu, giàu cháo quảy…xếp thành từng lớp gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ. Nghề bán bánh dạo này rất thích hợp với cuộc sống của Mạc, luôn di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, lúc th́ dừng lại trước cổng trường học, lúc th́ tới khu trường đua Phú Thọ, khi th́ dựng xe ngay trước sân vận động Cộng Hoà vào những buổi có trận đấu tranh giải túc cầu. Hôm nào ế quá th́ ráng đạp tới những địa điểm hát Cải Lương, khán giả ái mộ sân khấu về khuya lúc này đă đói bụng lắm rồi. Nhờ thường xuyên di chuyển nên Mạc dễ tránh né được những đợt ruồng bắt, và khi đứng bán hàng như vậy, tầm quan sát mở rộng ra bốn phía, có động tịnh ǵ là Mạc leo lên xe, đạp biến đi ngay.

Cái nghề vá bánh xe lề đường trước kia khổ ải và nguy hiểm vô chừng, đóng đồn ở một chỗ cố định dễ bị tập kích bất ngờ, ngồi ven lề đường nên tầm quan sát bị hạn chế rất nhiều. Lần ấy Mạc đánh hơi chậm quá, toán tuần cảnh hỗn hợp tiến gần đến nơi Mạc mới phát giác ra, Mạc vọt người lên, phóng như một mũi tên băng qua bên kia đường, lủi nhanh vào những con hẻm chằng chịt ngoằn ngoèo như hang chuột mà Mạc đă thuộc làu trong ḷng bàn tay, suưt nữa th́ toi mạng. Khi t́nh h́nh đă yên ổn, Mạc dè dặt quay trở lại và phát giác ra mớ đồ nghề của chàng đă bị thằng lỏi nào nhanh tay chôm mất.

Hôm nay trên sân vận động Cộng Ḥa diễn ra một trận đấu vô cùng hấp dẫn giữa hai đội tuyển hàng đầu, Quan thuế và Tổng tham mưu. Dân Sài G̣n kéo nhau về đường Nguyễn Kim đông như một ngày hội, khán đài chật cứng không c̣n một chỗ trống, vé chợ đen được con buôn đẩy lên tới trời xanh mà vẫn không c̣n vé để bán. Cứ nh́n quang cảnh chung quanh sân vận động Cộng Ḥa th́ thấy ngay dân Sài G̣n ghiền bóng đá đến mức độ nào. Những người không mua được vé th́ tụ tập vào những tiệm giải khát, nghe Huyền Vũ tường thuật trực tiếp trận đấu qua làn sóng radio mà tưởng như trận đấu đang diễn ra ngay trước mắt, bàn đề cũng là một thú vui cho đỡ cơn ghiền. Nhờ trận đá banh hấp dẫn này mà mới xế chiều Mạc đă bán hết nguyên một xe đầy ắp các loại bánh. Chàng đạp xe tà tà trở về, ḷng rộn ră một niềm vui. Mạc ghé chợ Phú Nhuận mua về cho Hạnh một bịch chè khoai môn, loại chè mà Hạnh rất mê, mua cho bé Sơn hai trái chuối nướng thơm phức. Mạc cứ miên man nghĩ đến mái gia đ́nh nhỏ bé đầm ấm của ḿnh mà thấy trong ḷng tràn ngập một niềm vui, giờ này chắc Hạnh đang vo gạo nấu 6

cơm, cu Sơn đang loanh quanh bên mẹ, hai mẹ con chắc đang trông ngóng ḿnh lắm đây. Ừ phải đấy, đă lâu lắm rồi quên chưa hôn lên má Hạnh, cuộc sống tất bật suốt cả ngày đến nỗi một chút âu yếm chăm sóc cho nhau cũng nhớ nhớ quên quên, thật là đáng đánh đ̣n. Hôm nay về đến nhà việc đầu tiên sẽ là ôm lấy Hạnh mà hôn lên đôi má xinh xinh của nàng.

Mạc dựng chiếc xe đạp thồ bên mái hiên, tự dưng sao hôm nay Mạc nhớ Hạnh, thương Hạnh quá chừng, chàng háo hức đẩy cửa bước vào nhà. Mạc trông thấy cu Sơn đang ngủ gục trên bàn học, nh́n quanh không thấy bóng dáng của Hạnh, chắc Hạnh đang nấu nướng dưới bếp. Mạc khẽ nâng cằm cu Sơn lên, Sơn dụi mắt nhận ra bố, liền kêu lên:

- Bố ơi, con đói quá.

- Mẹ đâu, sao mẹ không dọn cơm cho con ăn?

- Mẹ bảo mẹ đi chợ một lúc, lâu lắm rồi sao vẫn chưa thấy mẹ về.

Lấy làm lạ, Mạc đứng lên, chàng bước xuống dưới bếp. Bếp núc lạnh tanh, Mạc đưa tay mở nắp nồi cơm, trống trơn. Mạc trở lên nhà, mở cánh cửa tủ, toàn bộ quần áo của Hạnh đă biến mất. Tự dưng Mạc cảm thấy đau nhói trong tận đáy tim, người hụt hẫng như vừa trợt chân rơi xuống hẻm núi thật sâu, phải làm thế nào bây giờ? trời ơi!

Mạc ôm chặt lấy con vào ḷng.

- Mẹ đi chợ từ lúc nào hở con?

- Mẹ đón con đi học về là mẹ đi chợ ngay.

Cu Sơn dụi đầu vào vai bố:

- Bố ơi, con đói bụng.

- Ừ, con chờ một tí, bố xuống bếp nấu cơm ngay.

Mạc mở túi nylon lấy ra hai trái chuối nướng đưa cho con:

- Con ăn đỡ chuối nướng nghe, có cả nước dừa nữa đó con.

Mạc thẫn thờ cầm bịch chè khoai môn trên tay, tại sao lại như thế, Hạnh ơi!

*****





Mạc ơi,

Em xin lỗi Mạc vạn lần, em đã bỏ anh và con để ra đi mà không một lời từ giã. Thấy anh quá cực khổ lo toan nuôi vợ nuôi con không hề quản ngại nắng mưa, làm sao em có thể mở miệng nói câu phụ bạc với anh. Thôi thì đành phải câm nín lặng lẽ ra đi, vì em không có đủ can đảm để nói với anh một lời từ biệt, vì em đếm đo được tình của anh dành cho em sâu đậm đến dường nào, và cũng vì em rất yêu anh.

Mạc ơi, đã nghìn trùng xa cách thì chẳng còn có điều gì phải e ấp trong lòng. Anh biết không, mỗi khi anh xiết chặt em vào lòng anh, em lại cứ cuống cả lên, em sung sướng vùi mặt mình vào lồng ngực nở nang của anh với lòng cuồng si khao khát vô hạn. Trong con người của anh, cái nam tính ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ lôi cuốn làm sao. Em thấy ẩn trong ánh mắt anh, nụ cười, cái khoát tay, cử chỉ âu yếm vỗ về khi mình bên nhau, và nhất là những quyết định táo bạo, liều mạng của anh, những cái chất đàn ông ấy đã khiến cho em chết mê chết mệt. Em bằng lòng chọn lựa anh cho cuộc đời của mình, anh là một pháo đài vô cùng vững chắc, là một cứ điểm rất an toàn để cho em nương tựa.
Em không dám coi thường anh, khi anh đã không chu toàn trách nhiệm của một người trai thời ly loạn, ngược lại em còn quí trọng anh gấp mấy ngàn lần. Vì tình yêu anh dành cho em, cho bé Sơn quá lớn lao, nên anh đã chấp nhận cuộc sống vất vả né tránh, miễn sao giữ chặt được cái hạnh phúc nhỏ nhoi quí báu đó. Anh vẫn thường nói với em, em và 7





con chính là nơi ẩn náu duy nhất trong cuộc đời của anh, anh phải giữ lấy với bất cứ giá nào. Em biết, anh không phải là loại đàn ông hèn nhát, nếu không làm sao em có thể chấp nhận anh là người chồng yêu quí của em được. Lần ấy, ngay trên hè phố, anh đã đập vỡ mặt một thằng ăn mặc sang trọng mà lại hung hăng tát tai một thằng bé bán báo, chỉ vì thằng nhỏ ôm sấp báo vô ý chạy qua vũng nước, nước bẩn bắn tung toé lên bộ quần áo mới tinh của hắn. Chứng kiến cảnh tượng anh đánh gục con người ấy, em sợ điếng hồn, tim em cứ như sắp rớt ra ngoài, nhưng sau đó em lại cảm thấy ấm cúng yên tâm lạ thường, từ nay em sẽ không còn sợ hãi điều gì nữa, hễ có người bắt nạt em, em chỉ cần… gọi cho anh một tiếng là xong.

Mạc ơi, anh có yêu em thật lòng không hở anh? Em thắc mắc cũng đúng thôi, vì từ ngày chúng ta quen nhau, trở thành đôi uyên ương, để rồi nên nghĩa vợ chồng, chưa bao giờ anh nói được tiếng yêu em. Chẳng lẽ ba tiếng “ anh yêu em “ khó nói lắm hay sao hở Mạc, đã đành em vẫn biết tình yêu anh dành cho em nồng nàn sâu đậm lắm, nhưng mà em vẫn thèm được nghe chồng mình thì thầm bên tai - anh yêu em, nếu em nghe được những âm thanh yêu thương trìu mến ấy, chắc có lẽ em sẽ cảm động đến ngất xỉu đó anh. Chẳng cần phải có người mách bảo, em cũng biết mình không phải là một đứa con gái xấu xí. Ra ngoài đường cũng có lắm kẻ bước qua rồi mà đuôi mắt thì cứ ngoái lại như dán chặt lên người em, lúc đưa bé Sơn đến trường học cũng có dăm ba cái đuôi lẽo đẽo theo sau, vậy mà suốt đời chưa bao giờ chồng em khen em được một tiếng cho em vui lòng mát dạ. Một lời khen tặng cho phụ nữ đúng lúc đúng chỗ có thể thay đổi được tình thế một cách bất ngờ, từ không ưa biến thành dễ thương chỉ trong vài tích tắc. Người ta khen em có đôi mắt đẹp của một hồ nước mùa thu, em cười lên khanh khách vì cái lời khen cải lương quá đáng ấy, nhưng sao tim em thì lại rất vừa lòng, thế mới chết người chứ hở anh. Mạc ơi, những lúc anh nhìn em say đắm, em cảm nhận được những điều gì anh đang chất ngất ở trong lòng, sao anh không nói ra ngay, nói đi anh, nói rằng em xinh đẹp lắm Hạnh ơi, nói rằng anh yêu em vô vàn, để hạnh phúc đến trong em được toàn vẹn hơn. Sao anh cứ nín thinh suốt cả một đời yêu em, sao anh…ngu thế hở Mạc. Im lặng là vàng không phải lúc nào cũng đúng đâu, anh nhé.
Những ngày tháng khởi đầu của tình yêu bao giờ cũng đẹp đẽ, cũng nồng nàn. Cả hai đứa mình đều tin tưởng rằng tình yêu chân thật sẽ vượt lên được tất cả mọi khó khăn gian khổ. Cho đến ngày hôm nay, anh vẫn hoàn toàn tin như thế, nhưng em thì không. Anh vẫn bền chặt thủy chung trong tình yêu với em, anh vẫn cần mẫn vất vả kiếm tiền về nuôi gia đình trong một hoàn cảnh trốn tránh thật là ngặt nghèo, thật là hiểm nguy. Nhưng cái nghề bán bánh dạo ấy làm sao nuôi nổi một gia đình có đến ba miệng ăn. Em đau lòng biết bao khi những lần anh đau ốm, anh nhất định không đi bác sĩ, anh chỉ ra tiệm tạp hóa mua vài viên thuốc nhức đầu, uống xong anh lại tất tả đạp xe ra đi, tội nghiệp chồng của em biết bao. Em muốn đi làm thêm để phụ giúp gia đình thì anh lại gắt lên, em biết gì mà đi làm, cứ ở nhà lo cho con, mọi việc đã có anh. Những lúc cu Sơn đau ốm, hai vợ chồng hớt hãi ngược xuôi, không có đủ tiền để chữa bệnh cho con, lúc ấy em thấy anh suy nghĩ lung lắm, em cảm thấy anh đang cố tìm cho ra một giải pháp nào đó để thay đổi hoàn cảnh, nhưng rồi cuối cùng mọi việc vẫn quay trở về nhịp điệu nghèo nàn cũ kỹ, em cũng phát chán đến nơi. Bản thân em, em cũng mong ước có được vài bộ quần áo đẹp, đôi ba đôi giầy mới, để mỗi khi ra đường thiên hạ cũng không được phép xem thường vợ của anh, nhiều lúc muốn mở miệng nói với anh, nhưng thấy anh đã quá vất vả nên lại thôi. Mạc ơi, chúng ta không thể nào uống nước lã mà yêu nhau được đâu anh ạ, đến ngày hôm nay thì em hết chịu đựng nổi cái cảnh nghèo khó này nữa rồi. 8





Những buổi trốn anh, trốn con, để đi chơi với người ta, thật là dễ chịu, thật là hạnh phúc. Người ta săn đón, chiều chuộng em đủ mọi điều, đã là con gái thì từ trong đáy tim, ai mà không thèm muốn được những điều ấy. Người ta dìu em bước đi dưới ánh mặt trời, giữa phố phường đông đúc người qua lại, người ta cho em được hít thở không khí trong lành của một cuộc sống thoải mái, dưới vòm trời tự do, không lo âu sợ hãi. Đi bên cạnh người ta, em cảm thấy như mình vừa thoát ra khỏi một khu rừng tăm tối. Người ta sống đàng hoàng hiên ngang dưới ánh nắng mặt trời, còn anh, anh thì sống lén lút lẩn khuất trong bóng tối. Bây giờ em đã biết sợ, đã biết kinh hãi kiếp sống lẩn tránh, lấy bóng đêm che khuất thân mình. Kể từ ngày chúng ta rằng buộc vào nhau, em luôn phải sống trong tâm trạng phập phồng, lúc nào cũng hoang mang lo sợ, không biết chồng mình sẽ bị bắt đi lúc nào. Trời ơi, bây giờ nghĩ lại em thấy điếng cả hồn, đêm hôm ấy anh phóng nhanh ra khu nghĩa địa, trong nhà chỉ còn có em và con, em sợ quá, sợ đến nỗi tim em như thắt lại, em không thể nào chịu đựng nổi nữa đâu Mạc ơi, em sợ lắm rồi. Tha lỗi cho em nghe Mạc, em không thể kéo lê cuộc đời của mình trong tăm tối, em phải bước ra ngoài ánh nắng mặt trời. Mạc ơi, có những lúc tự dưng anh ôm ghì lấy em, ôm thật chặt, ôm thật lâu, và em thấy trong ánh mắt của anh gợn lên những tia sợ hãi, có phải lúc ấy anh đang rất sợ, rất sợ mất em, có đúng như thế không hở anh? Tội nghiệp chồng em, chúng ta sẽ phải mất nhau, điều mà bấy lâu nay anh nơm nớp lo sợ trong lòng đã đến, anh sẽ đau đớn vô cùng, biết làm sao hơn Mạc ơi, thôi thế cũng đành.

Anh Mạc, em chưa biết cuộc sống của em ngày mai sẽ ra sao nên bây giờ em không thể nào đưa con đi theo em được. Anh cứ chăm sóc nuôi nấng cu Sơn, mai này khi cuộc sống đã ổn định em sẽ quay về để đón con, em hy vọng không lâu lắm đâu, vì người ta thương yêu, tử tế với em lắm. Dù thời gian có phôi pha, nhưng lòng em lúc nào cũng sẽ nhớ mãi đến mối tình đầu của chúng ta, một mối tình thật đẹp nhưng bị vùi dập bởi cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, quá tàn khốc…
*****

- Mạc ơi, đi đâu mà trông bơ phờ quá vậy.

- Anh khỏe chứ, anh Thuận, lâu quá không gặp.

- Vào đây uống tách trà đã, đi đâu mà vội.

Thuận đẩy chiếc ghế ra, mời bạn ngồi:

- Sẵn xe phở đã chuẩn bị xong, làm một tô nhé, Mạc.

Mạc vội vã xua tay:

- Đừng anh Thuận, tôi no lắm rồi, ngồi chơi một lát tôi phải đi ngay.

Thuận còn lạ gì tính nết của ông bạn mình, đói thì chịu đói chứ chẳng bao giờ mở miệng than vãn hay vay mượn của ai. Một con người khẳng khái, tự trọng, chẳng bao giờ phiền hà đến người khác, chính vì vậy mà Thuận rất nể nang cảm phục con người này. Nhưng hôm nay Thuận nhất định ép bạn cho bằng được, sau khi rót cho bạn tách nước trà xong, Thuận đứng lên lấy tô, làm cho Mạc một tô phở tái thật bự.

Mạc đành phải chiều lòng bạn, vói tay lấy đôi đũa và chiếc thìa:

- Dạo này buôn bán khá không anh Thuận?

- Cũng thường thôi, hôm nào thuận buồm xuôi gíó thì khoảng xế chiều đã bán sạch xe phở, hôm nào ế thì gồng đến 8, 9 giờ tối mà vẫn chưa hết, cả nhà đành phải ăn phở thay cơm.

9

Mạc buông đôi đũa xuống, cầm tách nước trà lên tay, trầm ngâm.

Thuận nh́n bạn mà xót xa trong ḷng:

- Mạc ơi, chuyện của Mạc tôi đă biết rồi, đừng buồn nữa, cố giữ sức khoẻ để mà lo cho cháu Sơn.

- Vậy là anh đă biết tất cả rồi à. Anh Thuận này, tôi có một việc định nhờ đến anh, không biết anh có sẵn ḷng giúp cho không?

- Anh cứ nói đi Mạc, tôi sẽ hết ḷng giúp cho anh, đừng ngại.

- Nếu tôi xui xẻo bị bắt, xin anh vui ḷng tạm thời chăm sóc dùm cho cháu Sơn, khi yên ổn rồi tôi sẽ định liệu sau. Ngoài anh ra, tôi chẳng c̣n biết nhờ cậy vào ai.

- Yên tâm đi Mạc ạ, chuyện này trong tầm tay của tôi. Từ nay sau giờ học, anh cứ bảo cháu sang đây chơi với lũ con của tôi, khi nào anh đi bán về th́ ghé qua đón cháu. Cháu Sơn ngoan lắm, lũ con của tôi nhắc đến cháu hoài.

- Tôi thật ḷng không biết phải nói ǵ, xin cám ơn anh, anh Thuận ạ.

*****

Sáu tháng sau, Mạc bị bắt trong một cuộc hành quân truy quét qui mô ở khu vực trường đua Phú Thọ. Sau đó Mạc đă t́nh nguyện đầu quân vào binh chủng Nhảy Dù khi phái đoàn của bộ tư lệnh su đoàn Nhảy Dù đến trại giam tuyển mộ. Mạc được chuyển về huấn luyện quân sự trong trung tâm huấn luyện Quang Trung, tiểu đoàn khóa sinh Vương mộng Hồng. Măn khóa quân sự, Mạc theo học khóa nhảy dù, tại trung tâm huấn luyện nhảy dù trong trại Hoàng hoa Thám. Khi đă lănh được tấm bằng nhảy dù trên tay, Mạc cứ tưởng sẽ được đi phép, về thăm gia đ́nh, trước khi ra vùng hành quân tŕnh diện đơn vị. Nào ngờ chàng được gom ngay về khối bổ xung nằm chờ chuyến bay tăng cường ra vùng hành quân, làm ǵ có phép với tắc. Rành rọt cuộc đời như Mạc mà vẫn có những lúc lầm lẫn ngây thơ như trẻ con, Mạc đâu biết có những người lính Nhảy Dù đi từ trận An Lộc, trải qua trận chiến đẫm máu tái chiếm Quảng Trị năm 1972, rồi nằm lại trên tuyến pḥng ngự ở vùng hỏa tuyến, ṛng ră gần 3 năm trời mà có thấy được ngày phép nào đâu.

Máy bay đáp xuống phi trường Phú Bài vào lúc giữa trưa, trời gay gắt nắng. Trong nhóm tân binh tăng cường đợt này, Mạc là người lớn tuổi nhất, các anh em khác đều cùng trang lứa tuổi đôi mươi. Vừa trải qua những tháng huấn nhục trong quân trường, anh em ai nấy đều ngăm đen, rắn chắc. Chưa nếm đủ mùi đời nên anh em c̣n lạc quan, tươi tắn lắm, Mạc thấy ḿnh như già đi khi nh́n anh em đang vô tư đùa nghịch với nhau, cái quăng đời non nớt thanh xuân ấy đă tàn lụi trong Mạc từ lâu. Chiếc xe GMC nối tiếp quăng đường c̣n lại, đưa nhóm tân binh về bộ tư lệnh tiền phương, đóng tại căn cứ Hiệp Khánh, bắc Thừa Thiên. Từ đây anh em được phân phối về các đại đội trinh sát và các tiểu đoàn tác chiến. Mạc và năm anh em khác được bổ xung về tiểu đoàn 8 ND. Từ tiền trạm, Mạc và anh em theo chuyến xe tiếp tế vào đến bộ chỉ huy của tiểu đoàn 8 Nhảy Dù đang đóng quân tại núi Yên Bầu.

Mạc vừa nhảy xuống xe, h́nh ảnh đầu tiên đập vào mắt của Mạc là một ḷ nấu dầu tràm đang hừng hực lửa. Người ta bắt anh em binh sĩ vào rừng hái tràm đưa về BCH tiểu đoàn để chưng cất thành dầu khuynh diệp rồi đem bán ra ngoài thị trường. Trên ngọn núi Yên Bầu, hùng hục những người lính tiểu đoàn 8 ND đang cởi trần, cong lưng đánh tranh, từng đống những tấm tranh đă đan xong, gần đó là những bó tre đă tỉa ngọn sạch sẽ, chờ xe chở đi. Lác đác những toán binh sĩ lặn lội trong rừng sâu đang vác về những bó tre 10

nặng như những nợ nần từ kiếp nào. Sau khi tŕnh diện ban 3, Mạc và anh em được thông báo phân bổ về các đại đội, Mạc có tên về đại đội 84. Mạc sẽ phải đợi cho đến buổi chiều, khi mà những người lính đi làm nô dịch đă xong công việc, Mạc sẽ tháp tùng theo những người lính ấy băng rừng về bộ chỉ huy đại đội. Trong khi chờ đợi, Mạc ghé vào câu lạc bộ tiểu đoàn, chàng mua một cây thuốc Capstan, một bịch

café, đường, 2 hộp sữa ông thọ, một ít bánh kẹo, vài gói ḿ ăn liền, Mạc nhét tất cả vào ba lô, ngày đầu về đơn vị như thế là ổn lắm rồi. Vừa về tới BCH đại đội, Mạc được thông báo tăng cường về trung đội ngay, về tới trung đội, Mạc lại nhận được lệnh đi theo người lính cũ ra ngay chốt đóng quân. Quân số trên chốt chỉ có 3 mạng, hôm nay có thêm Mạc nữa là 4, anh em mừng húm v́ ca gác đêm sẽ ngắn đi. Mạc đâu có biết đây là một chốt tiền tiêu, cách vài chục bước chân phía bên kia ngọn đồi chính là chốt địch, v́ thế trưởng chốt ở đây là viên trung sĩ tiểu đội trưởng, trung sĩ Huỳnh Ánh.

Đêm nay là đêm đầu tiên trong đời lính Mạc biết thế nào là gác giặc, rất khác lạ so với những ǵ người ta đă giảng dạy cho chàng trong thời gian huấn luyện nơi quân trường. Trung sĩ Huỳnh Ánh dặn ḍ con ma mới, gác không được hút thuốc, không được nghe radio, khi gác phải vểnh tai lên nghe ngóng, nghe bằng tai lợi hại hơn nh́n bằng mắt, nhớ cắm một cái cọc cây xuống trước mặt, pḥng hờ lỡ mất phương hướng th́ quơ tay ra chung quanh, hễ đụng cái cọc cây là nhớ lại được phương hướng ngay, nếu phát giác địch 11

quân đang ṃ vào th́ chỉ đánh bằng lựu đạn, không được dùng súng v́ ánh lửa lóe ra từ ṇng súng sẽ khiến địch biết vị trí của ta…

Đêm đầu tiên gác giặc, Mạc được ưu ái cho gác ca thứ nhất, tự dưng Mạc cảm nhận được cái t́nh đồng đội ấm áp, thân t́nh. Mạc cũng nhập cuộc chia xẻ nỗi nhọc nhằn cùng anh em đồng đội khi nhận được lệnh hôm sau sẽ đi sưu dịch cho tiểu đoàn. Mới 3 giờ sáng đă có người nắm vai Mạc lay dậy, hai anh em h́ hục nhóm lửa nấu cơm, lùa vội miếng cơm vào miệng, móc dây đạn lên người, tất tả rời khỏi chốt. Hùng là cựu binh đi trước dẫn đường, Mạc đi theo sau, chàng bám theo Hùng muốn hụt hơi. Con đường ṃn quanh co, ngoằn ngoèo, lên lên xuống xuống, có chỗ phải vượt qua con suối nước ngập tới thắt lưng, nước thấm vào da thịt buốt tới xương. Hai người lội tới được BCH đại đội th́ trời đă lờ mờ sáng, lính từ các chốt gom về đă tề tựu đầy đủ, thường vụ đại đội điểm danh báo cáo quân số. Đoàn người lê bước theo những con đường ṃn, vượt qua những triền đồi khúc khuỷu, cắt rừng về BCH tiểu đoàn. Đến được núi Yên Bầu th́ trời đă sáng tỏ, Mạc thấy lố nhố một đám đông, anh em từ các đại đội tập trung về đang chờ phân bổ công việc. Anh em được chia làm 3 toán, mỗi toán có một nhiệm vụ riêng. Toán vào rừng chặt tre, mỗi người phải chặt đủ số tre đă được ấn định, tre được cột thành từng bó, đến chiều th́ phải vác đủ số lượng về điểm tập trung ở BCH tiểu đoàn. Có anh em thả những bó tre xuống suối, nương theo ḍng nước đưa tre về tiểu đoàn, và đă có một người chết đuối trong cuộc sưu dịch tranh tre tràm này. Toán vào rừng cắt tranh, đưa về tiểu đoàn để đánh thành những tấm tranh dùng để lợp mái nhà. Toán c̣n lại xông vào rừng hái tràm, tràm tập trung về BCH tiểu đoàn, được nấu, chưng cất lấy tinh dầu. Tranh, tre, và dầu tràm được bán ra ngoài thị trường. Đă có mấy anh em vướng lựu đạn khi vào rừng chặt tranh tre tràm, người mất tay, kẻ mất chân, người mù mắt.

Miếng ăn của người lính tiểu đoàn 8 Nhảy Dù thật quá là đơn giản, quanh đi quẩn lại chỉ thấy hết cá khô rồi lại tới khô cá. Chu kỳ 3 ngày tiếp tế chỉ là vài con cá khô với một miếng bí, hoặc một góc chiếc bắp cải to bằng nắm tay, chẳng bao giờ thấy được miếng thịt hay con cá tươi. Ba ngày gạo tiếp tế chia đều ra làm 6 phần, chỉ đủ nấu cho mỗi ngày 2 bữa ăn lưng bụng, nếu nấu một bữa cơm cho chắc bụng th́ bữa sau phải húp cháo. Anh em thường hay t́m hái lá tàu bay mọc dại, đem về nấu canh hoặc luộc lên để ăn dặm thêm. Và tiền ẩm thực th́ vẫn trừ thẳng cánh vào tiền lương hàng tháng không thiếu một xu.

Mạc moi trong ba lô lấy ra một hộp sữa đặc có đường, chàng bước ra ngoài, khui nắp và múc từng th́a đưa vào miệng. Quái lạ, sao hôm nay Mạc cảm thấy mùi sữa thơm lừng, vị sữa thấm vào lưỡi trôi xuống cổ họng ngọt lịm, thật là tuyệt vời. Cuộc sống quá lam lũ cực khổ v́ tranh tre tràm, ăn uống lại thiếu thốn không đủ no, nên Mạc mới có cảm giác lạ thường như thế mà thôi. Thoáng một cái Mạc đă vét sạch lon sữa hộp, chàng liếm mép thèm thuồng, rồi vung tay quăng cái lon vào bụi cây. Vừa lúc ấy có tiếng nói từ phía sau lưng.

- Anh lượm lại cái lon đi, sẽ phải dùng nó đấy.

Mạc ngạc nhiên ngước mắt lên nh́n, th́ ra trung sĩ Huỳnh Ánh, giữ cái lon sữa trống không này để làm cái quái ǵ, thật không hiểu nổi.

Nh́n ánh mắt của Mạc, trung sĩ Huỳnh Ánh biết ngay con nai vàng ngơ ngác đang thắc mắc điều ǵ.

- Anh giữ lấy để gài lựu đạn.

Một đầu của sợi dây bẫy được buộc chặt vào một gốc cây, đầu kia buộc vào trái lựu đạn. Lựu đạn được cẩn thận nhét vào hộp sữa, và hộp sữa được gài chắc chắn vào một bụi cây. 12

Chốt lựu đạn được rút từ từ và lấy ra ngoài, rắc một ít lá cây lên trên để ngụy trang. Khi một bàn chân vướng vào sợi dây, trái lựu đạn bị lôi ra ngoài, th́a lựu đạn văng ra, kíp nổ được kích hỏa, và một tiếng nổ bùng lên xé nát da thịt.

Mạc lại được trung sĩ Huỳnh Ánh hướng dẫn cách gài ḿn Claymore tự động, bằng cách dùng 3 tép pin, gỡ ra từ cục pin đă hết dùng của máy truyền tin PRC 25.

Trên chốt chỉ có 4 mạng, nếu chết th́ sẽ chết chùm, thế nên những người lính ở nơi đây đă gắn bó với nhau thân thiết c̣n hơn cả t́nh ruột thịt. Chính cái hoàn cảnh đồng sinh cộng tử ấy đă nảy sinh một thứ t́nh cảm rất sâu đậm, rất t́nh người, đó là t́nh đồng đội.

Mạc ch́a gói thuốc ra mời trung sĩ Huỳnh Ánh, gợi chuyện:

- Ở tiểu đoàn 8 đă lâu, trung sĩ có biết người nào tên Nguyễn hùng Anh không?

- Anh ấy đă chết rồi, phải không?

- Vâng, nghe nói anh ấy đă chết, trận Quảng Trị.

Trung sĩ Huỳnh Ánh rít hơi thuốc sâu vào phổi, nét mặt trở nên đăm chiêu.

- Năm 1972, tôi và Nguyễn hùng Anh tăng cường hành quân cùng một đợt, lúc đó tiểu đoàn đang tham dự trận An Lộc, trận đánh diễn ra rất ác liệt. Tôi và Nguyễn hùng Anh đều bị thương, tụi tôi được chuyển về bệnh viện Đỗ Vinh điều trị.

Mạc gật gù nhớ lại h́nh ảnh người lính Nhảy Dù ngồi trong góc quán café, đầu và tay băng trắng toát.

Trung sĩ Huỳnh Ánh hỏi lại:

- Bộ anh biết Nguyễn hùng Anh hả?

- Tôi có biết anh ấy, anh ấy bị thương vào đầu và tay.

- Đúng rồi, sau khi lành vết thương, tụi tôi trở ra đơn vị, lúc này tiểu đoàn đang hành quân tái chiếm Quảng Trị, cũng là năm 1972. Lúc đánh ở Động ông Đô, tôi bị thương, c̣n Nguyễn hùng Anh tử trận.

Tự dưng Mạc nghe đau nhói trong ḷng.

- Trung sĩ có biết anh ấy chết ra sao không?

- Anh ấy dính nguyên một trái B40 lúc đang xung phong.

Mạc chết lặng cả người. H́nh ảnh người lính trẻ trên tấm mộ bia dường như đang lung linh trong nắng, vờn theo gió, vẫy gọi Mạc về phía lưng trời bàng bạc hư vô.

Thời tiết ở vùng địa đầu giới tuyến này thật là khắc nghiệt, cơn mưa kéo dài suốt cả một tháng trời, nước mưa ủ trên những khuôn mặt nhăn nheo thiếu ánh nắng mặt trời, buồn ơi là buồn. Mạc ló đầu lên khỏi hầm chiến đấu, những giọt mưa bay bay rơi vào mắt chàng khiến Mạc tưởng chừng như ḿnh đang khóc. Mạc lặng yên nghe tim ḿnh thổn thức, Hạnh ơi, sao lại thế hở Hạnh, người vợ yêu dấu của ta ơi, mới ngày nào t́nh ta c̣n đẹp như ánh trăng vằng vặc rạng rỡ, sao giờ đây chỉ c̣n là một vệt tối thê lương. Anh không oán trách em điều ǵ đâu, Hạnh ạ, anh chỉ trách ḿnh đă không có đủ tài đủ sức để đem lại hạnh phúc cho em. Những năm tháng anh sống lén lút trong bóng tối, nhẫn nhục chịu đựng, chỉ để mong giữ măi được hạnh phúc của chúng ta, nhưng anh đă lầm, nếu chỉ đơn giản như thế th́ đâu c̣n ǵ là nghĩa cuộc đời. Cuộc sống bất an của một người trốn quân dịch làm sao có thể mưu cầu được hạnh phúc cho chính bản thân ḿnh, nói chi đến hạnh phúc của một mái gia đ́nh. Nếu ư thức được điều này th́ anh đă chẳng bao giờ gắn bó với em nên nghĩa vợ chồng, để rồi em phải sống trong thiếu thốn, âu lo, và cuối cùng em đă rời bỏ bố con anh để đi t́m hạnh phúc mới. Tội nghiệp con của chúng ta, kể từ lúc em cắp nón ra đi, con chúng ta đă mất cả một trời thương yêu đùm bọc, mất đi nguồn sữa mẹ vô cùng cần thiết cho cây non đâm chồi rẽ nhánh. Nhớ ngày nào vợ chồng ḿnh láo 13

ngáo, vụng dại không biết nuôi con, cu Sơn tè vọt cần câu tưới đẫm lên băng quấn rốn, con bị nhiễm trùng mà bố mẹ nào có hay, đến khi cu Sơn nóng sốt như ḷ lửa th́ em mới cuống quit đưa con lên bệnh viện Nhi Đồng. Chiều hôm ấy đi bán về, anh vội vă chạy lên bệnh viện thăm con, vừa bước tới cửa pḥng, anh thấy em đang bồng con trên tay, thằng bé mới có mấy tháng tuổi đă biết ǵ đâu, vậy mà khi nh́n thấy anh, thằng bé nhoẻn miệng tươi tắn đưa hai tay lên cười với bố. Trời ơi, có điều ǵ đó rất linh thiêng đă khiến thằng bé nhận ra được bố của nó, ḷng anh xôn xao một thứ t́nh cảm mới mẻ, lạ lẫm, thú vị biết bao - t́nh bố con. Rồi một hôm cu Sơn bỗng bập bẹ:

- Bố…

Anh giật ḿnh ngạc nhiên, trời ơi, tiếng nói đầu đời của con tôi lại là tiếng gọi tôi bằng bố. Lần đầu tiên trong đời, có một sinh vật bé bỏng dễ thương gọi tôi là bố, à hả, th́ ra ḿnh đă là bố, ha ha! Cái cảm giác là lạ, sung sướng ấy thấm vào ḷng khiến anh cảm thấy hạnh phúc vô ngần. Từ đây anh đă có Hạnh, có cu Sơn, đây chính là nơi ẩn náu duy nhất trong cuộc đời của anh. Đủ lắm rồi cuộc đời ơi, xin cám ơn vô cùng.

Thế mà hôm nay một ḿnh anh cô đơn lạnh lẽo trên ngọn đồi heo hút của vùng hỏa tuyến xa xôi, anh đă mất tất cả, mất Hạnh yêu quí của anh, mất đi những tháng ngày hạnh phúc ấm êm. Cuộc đời ơi sao tàn nhẫn, độc ác vô tâm quá, cho tay trái rồi lại lấy đi bằng tay phải.

*****

Tháng 8 năm 1974, lữ đoàn I Nhảy Dù gấp rút chuyển quân vào Đại Lộc, Quảng Nam, nhằm chận đứng áp lực của địch đang mỗi lúc một nặng dần về phía Đà Nẵng. Địch đă bất ngờ đánh chiếm quận lỵ Thường Đức và đang mở rộng vùng kiểm soát xuống Đại Lộc. Đoàn quân Mũ Đỏ lặng lẽ dấn thân vào trận địa với quá nhiều bất lợi, địch quân đă khai thác mọi ưu thế về địa h́nh địa vật trên chiến trường, quân số của địch nhiều hơn gấp đôi và hỏa lực th́ vượt trội hơn hẳn. Lệnh hành quân đă ban hành, bằng mọi giá su đoàn Nhảy Dù phải triệt địch quân ngay tại chiến trường này, quyết không để cho chúng lấn sâu hơn, đường chim bay ra tới Đà Nẵng không c̣n bao xa nữa, những người lính Nhảy Dù lại một lần nữa vung đao, gào lên câu quyết chiến.

Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù đánh vào làng Hà Nha, sau đó chuyển dần lên núi Sơn Gà, đánh địch trên những cao điểm cheo leo hiểm hóc đầy những băi ḿn, vượt qua những đợt pháo ác liệt của địch, rồi men tới chân ngọn đồi chiến lược 1062.

Kể từ ngày dấn thân vào chiến trường Thường Đức, những đợt lương khô bỗng dưng hoàn toàn biến mất, thay vào đó, người ta cung cấp gạo tươi cho những người lính đang chiến đấu trên tuyến đầu. Đang lúc giao tranh, dầu sôi lửa bỏng, nấu chín được nồi cơm là cả một công lao khó nhọc, có khi phải trộn thêm máu v́ hễ khói bốc lên là ăn pháo. Trung đội phía sau sẽ vừa chiến đấu vừa phải đảm trách việc nấu cơm, rồi cho người ḅ lên phân phát cơm cho trung đội đang chạm địch. Chiến đấu gian khổ, cận kề cái chết như thế mà vẫn chỉ là cơm với cá khô làm chuẩn, mỗi ngày chỉ được 2 bữa cơm lưng bụng, nếu có chết đi th́ cũng thành con ma đói mà thôi.

Đêm trong rừng âm u, cây cối găy đổ ngả nghiêng, đất đá moi lên gập ghềnh lỗ chỗ, đă bao nhiêu lần ngọn đồi phải hứng chịu những cơn mưa pháo kinh hoàng. Da thịt con người chẳng là ǵ cả trước sức hủy diệt khủng khiếp của bom đạn, nhưng tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người lính Nhảy Dù th́ lại bền bỉ cứng cỏi hơn cả tiếng gầm thét của đạn bom. Mạc đưa tay kiểm soát lại dây đạn, các hộp đựng lựu đạn đă mở nắp 14

sẵn sàng. Mạc yên tâm khi quơ tay ra phía trước chạm phải nhánh cây cắm ngay trước mặt, chàng há miệng ngáp một hơi thật dài, đă lâu lắm rồi không có được một giấc ngủ ngon, quân số thiếu hụt dần nên ca gác cứ phải kéo dài thêm. Mấy hôm nay địch đă liên tục mở nhiều đợt tấn công ḥng chiếm lại ngọn đồi, đánh ban ngày không được th́ địch chuyển sang đánh đêm, nhưng lần nào cũng đều gánh lấy thất bại chua cay. Địch sẽ t́m đủ mọi cách để chiếm cho bằng được ngọn đồi, ai cũng hiểu như thế, không khí trở nên căng thẳng ngột ngạt, anh em lúc nào cũng trong tư thế chờ đợi, sẵn sàng chiến đấu. Mạc không dám nghĩ ngợi xa xôi, chàng chú tâm vào nhiệm vụ canh gác, v́ chỉ lỡ một chút sơ xẩy có thể đem tới thiệt hại không lường cho cả đơn vị.

Đột nhiên Mạc khép hơi thở thật nhẹ, h́nh như có tiếng cành cây găy rất nhẹ, rất mơ hồ. Những năm tháng lặn ngụp trốn quân dịch đă tôi luyện cho chàng có được những kỹ năng mà người khác không thể dễ dàng có được. Bản năng sinh tồn đă khiến Mạc phát triển rất sâu về khả năng nghe ngóng, đánh hơi sự nguy hiểm, cũng như khả năng vùng thoát thật mạnh mẽ và mau lẹ. H́nh như có người đang ḅ vào tuyến pḥng thủ, cử động của người này xem ra rất chuyên nghiệp, lúc chạm xuống đất thật êm ái nhẹ nhàng như bước chân nhung của một con mèo. Mạc nín thở tập trung thật kỹ vào đôi tai, h́nh như không phải chỉ có một người, tự dưng Mạc linh cảm một nỗi đe dọa đang từ từ nhích tới gần. Mạc đưa tay sờ lên túi đựng lựu đạn, cái lạnh của kim loại truyền vào ngón tay khiến chàng cảm thấy tỉnh táo lạ thường. Mạc căng mắt nh́n sâu vào màn đêm, bất cứ một chuyển động nhỏ nhặt nào cũng không thể thoát khỏi đôi mắt tinh tường nhạy bén của Mạc. Bóng của một cái đầu vừa mới thoáng nhô cao, im ĺm, rồi lại hạ thấp xuống ngay. Đă quá đủ để Mạc ước tính khoảng cách đến mục tiêu, chàng nhẹ nhàng rút chốt lựu đạn rồi vung tay ném một cách chính xác. Một ánh lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ xé toạc màn đêm. Mạc vừa ném ra trái lựu đạn thứ hai th́ chàng đă nghe thấy anh em đồng đội nhảy xuống hầm chiến đấu, rồi nhiều tiếng lựu đạn tiếp nối tung ra. Mặc dầu đơn vị đánh mở đường đă bị tiêu diệt hoàn toàn ngay trong giây phút đầu tiên, địch quân vẫn điên cuồng hô xung phong, tiếng AK, tiếng B40 xé nát không gian. Nhưng địch đă không thể nào xuyên thủng qua được tuyến pḥng ngự, họ không thể h́nh dung ra được vị trí của mục tiêu khi lính Nhảy Dù chỉ đánh bằng lựu đạn. Đơn vị đặc công của địch đă thảm bại khi cố gắng tấn công ban đêm ḥng chiếm lại ngọn đồi, xác địch nằm ngổn ngang bên ngoài pḥng tuyến, nhưng họ sẽ quay trở lại, họ sẽ t́m đủ mọi cách để lấy lại cho bằng được ngọn đồi chiến lược này.

Ngày hôm sau địch lại kéo quân về bao vây ngọn đồi, quyết dứt điểm cho bằng được mục tiêu quan trọng hàng đầu này. Địch mở màn bằng một trận mưa pháo trùm lên ngọn đồi, đất trời như mờ đi v́ khói đạn và đất cát bám đầy lên không gian. Đạn pháo liên tục rót xuống không ngừng nghỉ, giao thông hào rung lên từng đợt, mảnh đạn chém gió xé đi những âm thanh rợn người. Trước cơn hiểm nguy giăng ngang trước mắt, người ta bỗng trở nên b́nh tĩnh lạ thường, tiếng pháo vừa dứt, anh em vội vă chồm dậy chuẩn bị tác xạ ngăn chặn những đợt xung phong của địch. Tiếng hô xung phong của địch lẫn lộn trong tiếng súng nổ, địch tràn lên từng đợt, đợt này gục xuống đợt kế tiếp lại xông lên, hàng rào ḿn và lựu đạn gài bên ngoài pḥng tuyến đă không phát huy được tác dụng, những đợt pháo kích dữ dội đă phá hủy hoàn toàn hệ thống ḿn ngăn chặn.

Mạc chợt như bị điện giật, những bộ quần áo kaki Nam Định đang lao lên về phía hầm trung sĩ Huỳnh Ánh, Mạc chợt nhớ ra từ năy tới giờ không hề có tiếng súng bắn ra từ căn hầm ấy. Mạc vội vă đứng dựng người lên khỏi giao thông hào, quét một băng đạn thật chính xác, những thây người ngă chúi xuống mặt đất. Ngay lập tức, Mạc khom người 15

chạy dưới giao thông hào đến hầm chiến đấu của trung sĩ Huỳnh Ánh. Nhịp tim của Mạc như ngừng đập khi nh́n thấy trung sĩ Huỳnh Ánh đang ngồi gục đầu vào vách hầm, một mảnh đạn pháo lớn bằng bàn tay đă chém đứt cổ trung sĩ Huỳnh Ánh, máu trong người tuôn ra ướt đẫm, nhuộm đỏ cả một khoảnh đất, thân thể trung sĩ Huỳnh Ánh tái mét v́ đă cạn máu trong người. Ngay lúc ấy Mạc nghe có tiếng lựu đạn ném vào hầm, Mạc chưa kịp phản ứng th́ đă thấy nháng lên trước mặt một vùng ánh sáng chói ḷa, chàng cảm thấy ḿnh bị đẩy dạt sang một bên, ngă chúi vào người trung sĩ Huỳnh Ánh. Lại có thêm mấy trái lựu đạn liên tiếp quăng vào hầm, Mạc cố hết sức trỗi người dậy nhưng không thể được, chàng có cảm giác ḿnh đă hoàn toàn mất hết sức lực. Mạc nghe loáng thoáng bên tai ḿnh những tiếng pháo tết ngày xưa c̣n bé, rồi chàng bỗng thấy người ḿnh như tan ra thành trăm ngàn mảnh. Bỗng dưng những giọt nước mắt thương tâm chợt ứa ra từ khoé mắt của một người đang cơn hấp hối, Mạc mấp máy đôi môi, tiếng thều thào loăng dần đi:

- Hạnh ơi, đừng bỏ con một ḿnh tội nghiệp…về đón cu Sơn đi, Hạnh ơi…

03-16-2009




Vũ đình Hải

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH

MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH
 
Tháng Tư, 1975 Mũ Đỏ Trịnh Ân
(Viết theo lối trình thật cập nhật nặng về phần
Chiến sử Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam)
Lời nói đầu: Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được Tổng Thống Ngô Đình Diệm   nền Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập từ năm 1957, bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên Hòa với mục đích để định cư đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tỉnh có diện tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng chồi thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái.. Long Khánh chiếm một vị trí chiến lược quân sự rất quan trọng, vì đây là ngã ba giữa hai QL1 và 20,cửa ngỏ từ Miền Trung Miền Cao Nguyên và Thủ Đô Sài Gòn chỉ cách nhau hơn 80 cây số,do đó Xuân Lộc được Coi như vòng đai thép, ngoài việc bảo vệ phi trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất và Thủ Đô Sài Gòn. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giửa chiến khu C và Đ của Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Hát Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy. Là con đường huyết mạch mà Cộng quân dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn 759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển vào MIền Nam. Vì vị thế trọng yếu cho nên đại bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18BB do chuẩn tướng Lê Minh Đảo làm Tư lệnh, và BCH/ Tiểu khu Long Khánh do Đ/T BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT chỉ huy đã được bố trí tại đây để ngăn chận Cộng quân xâm nhập cửa ngỏ Sài gòn.
Ngày 3/1/1975, khi Đại Đoàn 301 CSBV do Thiếu tướng CS Hoàng Cầm điều khiển, gồm có các Sư đoàn 3, 7, 341/CSBV, 2 Trung đoàn Biệt lập, 1 Lữ đoàn xe tăng, 2 Trung đoàn pháo và Phòng không cùng các đơn vị Địa Phương sẵn có của QK.7 với hàng trăm xe tăng, đại pháo, phòng không đủ loại đã đồng loạt tấn kích toàn tỉnh Phước Long do SĐ5BB của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, Liên đoàn 7 BĐQ và Lực lượng ĐPQ+NQ trấn giữ, quân trú phòng đã anh dũng đánh trả quyết liệt. Nhưng qua nhiều đợt tấn công cường kích biển người “tiền pháo hậu xung” cuồn cuộn liên tiếp đến ngày 6/1 tỉnh Phước Long đã lọt vào tay CSBV, vì QLVNCH không còn quân trừ bị tiếp ưứg giải cứu kiệp thời. Tối hôm sau, ngày 7/1 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban lệnh để tang 3 ngày “treo cờ rũ” cho tỉnh Phước long. Trước sự vi phạm trắng trợn hiệp định Paris “CHẤM DỨT CHIẾN TRANH và VÃN HỒI HOÀ NÌNH tại VIỆT NAM” 1973.
Hoa Kỳ cũng chỉ phản ứng lấy lẹ, bằng chứng là Tổng Thống Gerald Ford đã không đề cập gì đến tình trạng nguy khốn của Nam Viẹt Nam trong bài diển văn nhậm chức đọc trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ ngày 5/1/1975.. Với những chiến thắng lớn của Bộ Tư Lệnh “B2” Trung ương cục Miền Nam trong đợt 1, mùa khô 74-75, đặc biệt là việc đánh chiếm được quận lỵ Hưng Long ở tỉnh Sóc Trăng thuộc QK4 và tỉnh lỵ Phước long thuộc QK3 của Việt nam Cộng Hòa, đã khiến Bộ Chính Trị/TUĐ/CSBV quyết định thay đổi kế hoạch quân sự “nhảy vọt” thừa thắng xông lên Xuân Hè 1975.
Ngày ¾ Đại tướng Văn Tiến Dũng, TTMT/QĐND/CSBV và Bộ tham mưu đã vào tới Bộ tư lệnh “B2” Trung ương cục Miền Nam ở phía tây thị xã Lôc Ninh. Bốn ngày sau, Lê đức Thọ cũng tức tốc đến nơi. Ngày 8/4, dưới sự chủ toạ của Lê đức Thọ, thì kế hoạch đánh chiếm Sài gòn-Chợ lớn được đem ra bàn thảo. Đồng thời Bộ tư lệnh chiến dịch cũng được thành lập gồm có:
  • Đại tướng Văn tiến Dũng, UV/BCH,TTMT/QĐND/CSBV, được cử làm Tư lệnh chiến dịch.
  • Phạm Hùng, UV/BCH, Bí thư trung ương Cục Miền Nam, Chính ủy BTL “B2” được cử làm Chính ủy.
  • Thượng tướng Trần văn Trà, UV/BCH/TUĐ, Tư lệnh “B2”, giữ chức Phó Tư lệnh.
  • Trung tướng Lê đức Anh, UV/BCH/TƯĐ, Phó Tư lệnh “B2” giữ chức Phó Tư lệnh, kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Tây Nam (Đoàn 322)
  • Trung tướng Lê trọng Tấn, UV/BCH/TƯĐ, TTM Phó, QĐND/CSBV giữ chức Phó Tư lệnh kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Miền Đông (Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 “Sao vàng”)
  • Trung tướng Lê quang Hòa, Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị (Cục ANQĐ) của Bộ Tư lệnh chiến dịch.
  • Trung tướng Đinh đức Thiện, Phó Tư lệnh đặc trách hậu cần.
  • Thiếu tướng Lê ngọc Hiền , Tham mưu trưởng chiến dịch
  • Lê đức Thọ giữ vai trò “Đaị diện BCH/TƯĐ”, tức Tư lệnh mặt trận.
Và theo đề nghị của Tướng Văn tiến Dũng, ngày 14/4/75, Lê Duẫn Tổng bí thư đảng CSVN đã đồng ý chấp thuận lấy tên chiến dịch tấn chiếm Sài gòn-Chợ lớn là Chiến dịch” Hồ chí Minh”
A/-Xuân lộc nổi sóng:
Để tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc, Cộng quân đã tung vào chiến trường này Quân đoàn4/CSBV gồm có 3 Sư đoàn 6,7 và 341 tổng trừ bị và các đơn vị điạ phương thuộc Quân khu 7 cùng với xe tăng, phòng không, đại pháo. đặc công, cấp trung đoàn yểm trợ, do Thiếu tướng CS Hoàng Cầm làm Tư lệnh mặt trận, Thiếu tướng CS Hoàng thế Hiệp làm Chính ủy. Theo kế hoạch trận chiến đẳm máu xảy ra tại 3 phòng tuyến: “ngã ba Dầy Giây”, do Chiến đoàn 52 BB và 1 Thiết đoàn Kỵ binh trấn giữ, “Gia rai và núi Chứa Chan”, do Chiến đoàn 48 BB và Liên đoàn 7 BĐQ phòng thủ và tại “thị xãXuân Lộc”, do Chiến đoàn 43 BB và các Tiểu đoàn BĐQ bảo vệ. BTL/
SĐ18BB/HQ của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh; Đại tá Nguyễn xuân Mai, Tư lệnh phó; Đại tá Hứa yến Lến, Tham mưu trưởng hành quân, được đặt tại chi khu Xuân lộc, phía Nam ngã ba Tân phong-Long giao có các đơn vị trừ bị của sư đoàn như Pháo binh, Truyền tin, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, ĐPQ+NQ do Đại tá Lê xuân Hiếu chỉ huy bảo vệ. BCH/Tiểu khu Long Khánh do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT, chỉ huy lực lượng diền điạ.
Trận chiến Xuân lộc đã khởi sự sôi động từ rạng sáng ngày 9/4. Tuy nhiên kể từ ngày 7/4, Cộng quân đã điều động lực lượng bao vây các ngỏ vào Xuân lộc. Tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm giữa hai QL1 và 20, thì các đơn vị của Sư đoàn 6 và 341/CSBV đã tung quân ra đặt các chướng ngại vật cắt đứt đường giao thông giữa Long khánh và Biên hoà, pháo kích vào tuyến phòng thủ của Chiến đoàn 52BB đang án ngữ vòng đai phía Tây Bắc thị trấn, đồng thời Cộng quân cũng triển khai lực lượng cố thủ ngăn chận trên các yếu điểm. Trong khi đó, Thiết đoàn 5 Kỵ binh thuộc Lực lượng xung kích QĐ3/QK3 đang trên đường đến tăng cường tiếp trợ bứng chốt cho mặt trận Xuân lộc.
Sáng thứ 3 ngày 8/4, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào tỉnh lỵ, đồng thời tung hai Tiểu đoàn Đặc công đột nhập thị xã. Các đơn vị địa phương sẵn có thuộc QK.7 cũng đã nhất loạt tấn kích lực lượng phòng thủ tỉnh lỵ Xuân lộc tại nhiều nơi để thăm dò phản ứng của quân phòng thủ. Tuy nhiên, tất cả các mũi đột kích này đã bị quân trú phòng bẻ gãy ngay từ đầu.
Ngày 9/4/75 lúc 5giờ 30 sáng, Cộng quân đã pháo kích vào thị trấn Xuân lộc, kéo dài liên tục trong 2 giờ đồng hồ với hơn 3000 qủa đạn pháo đủ loại, phần lớn đạn pháo đã rơi vào khu Chợ, nhà Thờ, Ty Thông tin, Doanh trại và nhà dân chúng gây nhiều đám cháy và thương vong hổn loạn. Thế rồi đến 8giờ cùng ngày, quân CSBV đã xử dụng Bộ binh và Chiến xa nhất loạt tấn công vào tỉnh Long khánh, nhưng chúng bị chận lại bởi lực lượng trú phòng của QLVNCH, đánh trả quyết liệt nên chúng đã phải chém vè về phía sau, bỏ lại tại chổ hàng trăm xác chết và 4 chiến xa T.54 bị hạ bởi hỏa tiển M72..
Ngày 10/4, Cộng quân trở lại tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc với 3 Sư đoàn 6, 7, 341 CSBV
và các trung đoàn chiến xa, đại pháo, đặc công, hỏa tiễn phòng không.. ,khắp các mặc trận Đông,Tây,Nam, Bắc thị trấn từ nhà thờ Chính tòa, khu chợ, phòng Thông tin, Bưu điện, Doanh trại, Phi trường v.v.. nơi nào Cộng quân cũng xữ dụng quân số tham chiến cấp Tiểu đoàn. Cuộc chiến đẩm máu kéo dài giằng co trong mấy ngày, cả hai phía Quốc gia - Cộng sản dành giựt nhau từng bờ tường, ngôi nhà, làm phòng tuyến để tìm sự sống trong cái chết cận kề bên đường tơ kẻ tóc. Không quân chiến thuật của QLVNCH đã yểm trợ tích cực và đánh bom hữu hiệu cho các đơn vị dước đất bằng các loại phản lực cơ F5E đã góp phần tiêu diệt một số lớn địch quân. Sự thiệt hại nặng nề về phía Cộng quân trong trận chiến đã được Tướng Văn tiến Dũng thú nhận trong tập hồi ký “Đại Thắng Mùa Xuân” 1975 như sau: mặt trận Xuân lộc đã ác liệt và đẳm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư đoàn 6, 7, và 341 của ta đã phải tổ chức tấn công vào thị xã từng mục tiêu nhiều lần do các phản công của địch.”
Và hảy nghe O. Todd ,ký gỉa người Pháp, có thiện cảm với CSBV cũng đã mô tả: “tinh thần của binh sĩ bảo vệ Xuân lộc rất cao..” Thiếu tướng Lê minh Đảo,Tư lệnh mặt trận cũng đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn tại Xuân lộc rằng: “tôi không cần biết phía bên kia sẽ đưa bao nhiêu Sư đoàn để đánh chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt họ..”. Nhưng ý nghĩa và lời cảm động là lời báo cáo của Tướng X. Smith, Trưởng phòng tùy viên quân sự (DAO), gữi cho Tướng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa kỳ, với lương tâm của một người lính, ông không khách sáo và hào nhoáng như miệng lưỡi của các chiến khách ngồi ở Hoa Thịnh Đốn, đã gỡ lại một phần danh dự cho QLVNCH: “Tại chiến trường Long Khánh, rỏ ràng QLVNCH đã chứng tỏ quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gấp nhiều lần..”.
Trong khi đó tin tức đăng trên báo Chính luận, xuất bản tại Thủ đô Sài gòn, phóng viên chiến trường của tờ báo này đã cho biết: “QLVNCH vừa đánh thắng một trận lớn trong ngày hôm qua tại tỉnh Long khánh, nhưng sáng nay Cộng quân lại mở cuộc tấn công mới vào tỉnh lỵ này, và cho đến khi báo lên khuôn, trận đánh có tính cách thử thách quyết liệt vẫn còn đang tiếp viễn..”.
Cũng trong bản tin tức chiến sự phát ngôn viên quân sự phân phát cho báo chí Việt nam và Ngoại quốc ngày 10/4 cho biết một số chi tiết: Kể từ 6 giờ 30 sáng hôm qua, quân CSBV đã pháo kích khoảng 3,000 quả đạn đủ loại vào khu vực tỉnh lỵ Xuân lộc
đồng thời sau đó, chúng xử dụng Bộ binh và Chiến xa tấn công vào thị xã. Kết quả sơ khởi cho biết có khoảng 300 Cộng quân đã bị hạ và 4 tên khác bị bắt sống. Ngoài ra còn có 100 vũ khí đủ loại của địch bị ta tịch thu và 4 chiến xa T.54 bị tiêu diệt”.
Ngoài bản tin nêu trên, phát ngôn viên quân sự còn cho báo chí biết thêm, căn cứ theo tin nhật báo Chính luận rằng: “Lúc 7 giờ sáng hôm nay, ngày 10/4 Cộng quân lại pháo kích khoảng 1,000 quả đạn đủ loại, đồng thời Bộ binh và Chiến xa của địch đã nhất loạt tấn công tỉnh lỵ này, từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Tổn thất đôi bên chưa rõ”
B/-Lữ đoàn 1 Nhảy Dù Vào trận địa:
Vừa rời khỏi mặt trận Thượng đức và Bắc Đèo Hải Vân, Đà nẳng thuộc QĐ1/QK1 vào cuối tháng 3-1975. Sau những tháng dài quần thảo với mặt trận “B1” của quân khu 5, trực diện với các Sư đoàn 304, 320, 329B và 711 thuộc QĐ2/CSBV do Trung tướng Lê trọng Tấn, TTM Phó QĐND/CSBV chỉ huy và Thượng tướng Chu văn Mân,Tư lệnh QK.5, giữ chức Chính ủy. Khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù về đến “Hoàng Cung” tại Sài gòn được mấy ngày, chưa kịp chỉnh trang đơn vị. Điều đó hãy nghe Trung tá Đào thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND tâm sự: “Lữ đoàn 1 được bàn giao vùng trách nhiệm cho đơn vị bạn TQLC và đơn vị được di chuyển về Thủ đô bằng máy bay. Đến Sài gòn không một ngày nghỉ, binh sĩ không được một giờ phép, anh em Nhảy dù chúng tôi cùng với Thủ đô thân yêu bị đặt trong tình trạng báo động, ba Tiểu đoàn 1, 8 và 9 của LĐ1ND ứng trực thuộc quyền BTL/BKTĐ, được lệnh nằm văn đô, ứng chiến cho Bộ TTM”.
Ngày 12/4 nhận được lệnh họp hành quân khẩn cấp của BTL/HQ/QĐ3/QK3.
Sau buổi họp, thi hành ngay kế hoạch hành quân mới, kể từ ngày 12/4 Lữ đoàn 1 ND
tăng phái cho BTL/SĐ18BB với nhiệm vụ tăng cường phòng thủ tỉnh Long Khánh.Sau
đó toàn bộ Lữ đoàn 1ND được đưa vào trận địa bằng trực thăng của hai Sư đoàn 3,và 4 Không quân VNCH gồm hàng trăm máy bay Hu1B đã thả hơn 2,000 chiến sĩ Nhảy dù từ Trãng Bom vào khu Đồi Chuối cạnh chi khu Xuân Lộc, TĐ3PB/ND cũng được trực thăng Chinơk vận chuyển đến BCH/LĐ/HQ đóng kế BTL/SĐ18BB/HQ đặt tại quận lỵ Xuân lộc.
BTL/SĐ18BB/HQ trú đóng trong một góc rừng phía Đông Nam gần ngã ba chi khu Xuân lộc cùng với Pháo binh 155 ly và bãi đáp trực thăng, cạnh trung tâm hành quân sư đoàn. Trung tá Đỉnh LĐT/LĐ1 ND đã được đích thân Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh SĐ18BB cho biết khái lược về tình hình địch và Bạn cũng như dân chúng trong vùng, trên tấm bản đồ hành quân cầm tay có ghi nhiều chấm đỏ như sau:
a/- Tình hình địch:
-“Quân đoàn 4/CSBV, Tư lệnh là Thượng tướng CS Trần văn Trà (vừa thay Thiếu tướng CS Hoàng Cầm) và chính ủy là Thiếu tướng Hoàng thế Thiệp, chỉ huy gồm có 3 Sư đoàn 6, 7 và 341 tổng trừ bị cùng với các Lữ đoàn 203 và 204 Xe Tăng, Đại pháo Phòng không, Đặc công, và các đơn vị điạ phương thuộc QK 7 trợ chiến, dồn hết mọi nổ lực tấn kích 4 mặt vào tỉnh lỵ Long khánh với quân số và chiến cụ nhiều hơn quân ta gấp 7 lần.
b/- Tình hình bạn:
-“Lực lượng phòng thủ tỉnh Long Khánh của SĐ18BB gồm có Chiến đoàn 52BB do Đại tá Ngô kỳ Dũng chỉ huy; trên phòng tuyến phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc tỉnh lỵ; Chiến đoàn 48BB do Trung tá Trần minh Công chỉ huy, bảo vệ BTL/SĐ18BB ở phía Nam cách tiểu khu Long khánh 4 km. BCH/TKLK do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng. Trung tá Lê quang Định TKP chỉ huy, có một Tiểu đòan BĐQ và các lực lượng ĐPQ+NQ vẫn chiến đấu bảo vệ quanh tỉnh. Dân chúng trong làng có tinh thần chống Cộng cao, các ấp trong xứ Đạo như ấp Bảo định, Bảo bình, Bảo hòa đều có lực lượng Nhân dân tự vệ được trang bị vũ khí và đạn dược đầy đủ”.
Xin hãy nghe lời trích thuật của các phóng viên chiến trường ngoại quốc ca ngợi và xưng tụng về sự oai dũng anh hùng của các người chiến sĩ QLVNCH trong trận chiến Xuân lộc như sau: “Sư đoàn 18BB của tướng Lê minh Đảo, chiến đấu như cọp dữ làm quân đoàn tấn công của CSBV phải khựng lại ở Xuân lộc, song vì thiếu quân số và đã cố gắng đến kiệt sức, Tướng Đảo xin tiếp viện.. . Ngay lập tức, Lữ đoàn 1ND của Trung tá Nguyễn văn Đỉnh chỉ huy được đưa tới tăng viện cho Sư đoàn 18BB. Ngay khi chân họ vừa chạm đất, vẳng nghe đâu đây có một tiếng la lớn: “Vứt hết nón sắt, đội nón đỏ!”. Thế là bao nhiêu nón sắt vứt đầy mặt đất.. .Lính Dù với nón đỏ truyền thống trên đầu họ, họ chiến như sư tử, có những người lính bị thương rách bụng, lòi ruột, họ nhét vội ruột vào túi nhựa, tiếp tục chiến đấu với một tay ôm túi ruột của mình, một tay vẫn ghì súng bắn vào đầu giặc cho tới lúc kiệt sức gục ngã. Tinh thần chiến đấu vượt lên trên cả những câu xưng tụng thông thường: anh dũng can trường v.. v…
Phải nói các anh người lính VNCH, trong trận đánh chót này là “thần thánh” và những gục ngã tức tưởi cũng rất “thần thánh” vì chỉ có “thần thánh” mới chiến đấu được như vậy khi trong mình đang mang nhiều vết “nội thương rĩ máu. Chính các anh những người lính này, những đơn vị này đã làm cho “Tổ quốc, Danh Dự, Trách nhiệm” của QLVNCH sáng chói. Bởi vì Tổ quốc, các anh đã sẳn sàng và tự nguyện chiến đấu cho đến chết, vì Danh dự và Trách nhiệm anh đã lăn xả vào phòng chiến để chứng minh cho quân thù và thế giới: “thấy QLVNCH không hèn nhát..”.
Ngay sau khi cuộc đổ quân bằng trực thăng vận hoàn tất, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh
LĐT/LĐ1ND liền khai triển lực lượng Nhảy dù tiến thẳng vào mục tiêu ấn định theo đội
chân vẹt:
  • Tiểu đoàn 9 do Trung tá Nguyễn văn Nhỏ làm Tiểu đoàn trưởng, trách nhiệm diệt các chốt địch trên QL 1, sau đó bung quân lục soát về phía Đông, tìm phương cách giap tiếp với dân trong ấp Bảo định rồi bố trí chờ lệnh.
  • Sau khi xuất phát khoảng nửa giờ thì ĐD3/ND do Đại úy Đinh văn Tường làm ĐĐT, chạm địch ở phía Đông trên đường đến ấp Bảo định. Kết quả sơ khởi: địch có 12 tên nằm tại chổ, 1 súng cối 61 ly và 9 súng cá nhân bị ta tịch thu và còn một số tàn quân chạy về hướng Đông Bắc.
  • Trong khi của Tiểu đoàn 9ND tiến lên còn cách ấp Bảo định 500 thước thì lực lượng Dân vệ trong ấp báo động, súng các loại bắt đầu nổ kể cả súng cối 60 ly, trong ấp bắn ra như mưa, đạn bay vèo vèo về phía quân Dù, làm át cả tiếng loa kêu gọi, nên các chiến sĩ Dù lo ẩn núp chờ liên lạc giao tiếp .. Độ 15 phút sau, từ khi nổ súng ào ạt vào quân Dù nhưng thấy vẫn im lặng, không có phản ứng gì, dân trong ấp cũng ngưng bắn chờ đợi quan sát . Nhảy dù tiếp tục liên lạc loa kêu gọi khi giao tiếp được với nhau “quân – dân” tay bắt mặt mừng, buồn vui lẫn lộn. Trong lúc đó có Trung tá Nhỏ, Tiểu Đoàn Trưởng TDND và 2 binh sĩ đã bị thương vì mãnh đạn súng cối, được chuyển về phía sau chờ tản thương, Thiếu tá Lê mạnh Đường TĐP được xữ lý chức vụ TĐT.
  • Tiểu đoàn 9ND được TĐ1ND lên hoán đổi nhiệm vụ cho nhau. TĐ9ND về hoạt động lục soát, bung quân rộng tìm diệt địch ở phía Tây Chi khu Xuân lộc, TĐ1ND do Thiếu tá Ngô tùng Châu làm Tiểu đoàn trưởng là lực lượng trừ bị cho Lữ đoàn, được điều động lên thay cho TĐ9ND bố trí về hướng Đông ấp Bảo định ở phía Tây Liên tỉnh lộ 2 chờ lệnh.
  • TĐ8ND do Trung tá Đào thiện Tuyển làm Tiểu đoàn trưởng, có nhiệm vụ lục soát lên phía Bắc và Đông Bắc khu rừng chồi ở hướng Bắc QL1, bắt tay với Tiểu đoàn 82 BĐQ của Thiếu tá Dương mộng Long làm TĐT, đang bảo vệ phi trường Long khánh, sau đó bố trí quân về hướng Đông tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 8ND xuất phát rời khỏi QL.1 khoảng 600 thước về phía Bắc thì chạm súng liên tục với các tổ tiền đồn của địch trong khu rừng chồi. Trung tá Tuyển cho tung các Đại đội trái phải thành đội hình nấc thang khép kín vòng vây tiến sát để truy diệt địch.
Trong thời gian này, BCH/LĐ1ND/HQ đóng cạnh Bộ Tư Lệnh SĐ18BB/HQ ở chi khu Xuân lộc, bị Cộng quân pháo kích 30 qủa đạn loại 130ly từ hướng Đông Bắc vào vòng đai phòng thủ, thiệt hại của các đơn vị không đáng kể. Với tư cách là LĐT/LĐ1ND Trung tá Đỉnh đã đệ trình đề nghị lên v ị Tư lệnh chiến trường Xuân lộc là C/T Lê Minh Đảo những yếu điểm của BTL/HQ tử thủ như sau:
1/BTL/HQ và Trung Tâm Hành Quân chiến thuật không nên đóng chung với đơn vị Pháo binh.
2/ Hạn chế máy bay trực thăng lên xuống gần BTL/HQ.
3/ Vị trí đặt BTL/HQ tránh các điểm nổi trên bản đồ điạ hình.
4/ Nên cho đào hầm kiên cố dưới chân đồi Chuối để đặt Trung Tâm Hành Quân Phối Hợp Sư Đoàn…
Nhưng rất tiếc đề nghị này chưa được áp dụng, có lẽ vì BTL/SĐ18BB đóng tại tĩnh lỵ Long Khánh không có nhiệm vụ “tử thủ” hoặc yếu tố thời gian không cho phép.
Trong khi đó toán truyền tin đặc biệt của Phòng 7/BTTM tăng phái đã rà tần số bắt được “mật tin, đêm nay Cộng quân cho đơn vị tới giải cứu đồng đội đang bị lực lượng Nhảy dù bao vây để tản thương”, Trung tá Đỉnh LĐT cho lệnh TĐ1ND đang ở phiá Đông ấp Bảo định được điều động ngay chiều tối hôm đó lên giăng một tuyến phòng thủ kéo dài từ Bắc xuống Nam hướng về phía Đông chờ địch. Sau lưng TĐ1ND là TĐ8ND được tăng cường ĐD3/ND đang siết chặt đám tàn quân địch còn kệt lại bên trong hàng rào vườn cây ăn trái của cố Thống tướng Tỵ và một số ẩn núp trong khu vực nhà kho chứa hàng chứa hàng của Tổng Thống Thiệu.
Đồng thời TĐ3pháo binh Nhảy dù do thiếu tá Nguyễn văn Thông tức Thông gìa làm TĐT với nhiều kinh nghiệm pháo trận địa (đặc biệt món” Phở tái nạm gàu”, nếu các cháu ngoan của bác đã ăn phải là nhớ đời…) lúc nào cũng sẳn sàng hàng trăm qủa đạn pháo 105 ly để yểm trợ cận phòng tối đa cho quân bạn theo nhu cầu hỏa tập tiên liệu sẽ chụp xuống đầu địch bất cứ lúc nào.
Đúng theo kế hoạch tiên liệu, khoảng 10 giờ đêm Cộng quân xuất hiện dưới các tàng cây hầu hết trước tuyến án ngữ của TD1ND. Đợi địch đến gần.. gần thêm nữa, 150 thước.. rồi 100 thước.. Lệnh khai báo: “Ầm! Ầm! Ầm!..” chỉ mấy phút sau, có hơn 400 qủa đạn đại bác 105 ly vừa chạm nổ, vừa nổ cao chụp xuống đầu địch từ hỏa tập này chuyển sang hỏa tập khác được tiên liệu theo nhu cầu pháo yểm, thế là đơn vị của Trung đoàn 141/SĐ7/CSBV coi như bị xóa sổ hoàn toàn, vì đạn pháo đã cày nát vườn cây ăn trái, xác địch nằm la liệt tung tóe ngổn ngang. Các chiến sĩ TĐ1ND chỉ cần xử dụng vũ khí cá nhân, sau khi pháo binh ngưng tác xạ để thanh toán những tên “sinh Bắc tử Nam” cuối cùng còn sống sót cố thủ trong hầm hố chiến đấu, TĐ1ND sau khi thu dọn chiến trường tiếp tục án ngữ tại chổ chờ lệnh.
Tin chiến thắng của các Đại đội Nhảy Dù, đã tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Cộng quân được trực tiếp báo cáo về BCH/LĐ1ND/HQ, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh LĐT, mỉm cười Ông lẫm bẫm: “Cho phép tôi hãnh diện nói theo ngôn từ quân sự một chút, vì đây là trận đánh thắng cuối cùng và toàn vẹn nhất của đơn vị Nhảy Dù từ trước đến nay. Thật đáng hãnh diện về chiến công hiếm có này!!”.
Trong khi đó, nhìn về trận tuyến tại ngã ba “Dầu Giây” ngày 12/4 Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 do Đại tá Lê kỳ Dũng chỉ huy, bằng chiến thuật biển người với chiến xa và đại pháo đủ loại .v.v.. Sau nhiều giờ giao chiến ác liệt giữa đôi bên, tuy nhiên vì bị áp lực của địch qúa mạnh cho nên lần lượt các tiền đồn án ngữ của Trung đoàn 52/BB từ xã Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu trên QL. 20 đã bị Cộng quân tràn ngập.
Ngày 15/4, cũng tại ngã ba “Dầu Giây”. Quân Đoàn 4/CSBV do Thượng tướng Trần văn Trà, tổng chỉ huy, trở lại mở ra trận đánh thí quân quyết tử đã áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công ấp đảo cứ điểm của Trung đoàn 52/BB, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ và lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, gồm có khoảng 2,000 người trú phòng gần ngã ba QL.1 và 20. Trong trận chiến tàn bạo khủng khiếp này, một người lính VNCH phải chiến đấu chống trả với 9 người lính CSBV có chiến xa và đại pháo trợ chiến.
Sau mấy ngày ác chiến chống trả quyết liệt không ngưng nghĩ, tất cả pháo binh, thiết giáp, đạn dược, người hầu như đều bị ủy diệt cho đến khi hầm chỉ huy của Chiến Đoàn Trưởng bị pháo kích bắn sụp Đại tá Ngô kỳ Dũng mới cho lệnh rút quân thì còn có khoảng 200 người được sống sót.
Ngay khi nhận được tin cứ điểm phòng thủ của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 bị Cộng quân tràn ngập. Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3/QK3 xin quyết định xử dụng 2 qủa bom “Daisy Cutter” còn gọi là “CBU.82” tại mặt trận “Ngã Ba Dầu Giây”. Sau này Tướng Toàn cho biết, khi có quyết định của Bộ TTM, “Ông đã ra lệnh cho Không quân, Tân Sơn Nhất, xử dụng 2 vận tải cơ c.130 để thà 2 quả bom “Daisy Cutter” xuống ngã ba Dầu Giây trong đêm 15/4, vào vùng tập trung quân của QĐ4/CSBV để chuẩn bị tiến về Thủ Đô Sài Gòn. Nơi đây có gần 10,000 Cộng quân cùng với chiến xa T.54 và đại pháo các loại đang di chuyển trên QL.20 vừa tới ngã ba Dầu Giây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
“Daisy Cutter” là loại bom nặng có trọng lượng 15,000lbs, dùng để khai hoang hay mở bải đổ quân cho đơn vị cấp Sư đoàn hoặc Lộ Quân ở bất cứ địa thế nào và có tầm sát hại trong vòng đường kính 5 dặm, đã làm cho đại quân của Tướng Võ nguyên Giáp rối loạn hàng ngũ trong 3 ngày liền, tại Hà Nội CSBV lại la ó ầm ĩ cho rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp Định Paris, đưa pháo đài B.52 trở lại chiến trường và xử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến Việt nam.
Ngày 16/4 trở lại LĐ1ND ở mặt trận Xuân Lộc, sau 4 ngày quần thảo với lực lượng Cộng quân trong vùng trách nhiệm các đơn vị Nhảy Dù vẫn giữ vững được tuyến phòng thủ và còn tạo được nhiều chiến thắng oai hùng mặc dầu bị quân số địch rất đông áp đảo. Sáng nay, dân chúng trong ấp Bảo Bình báo cho biết hiện Cộng quân còn một số đông khỏe mạnh vớ đủ loại cáng khiêng và có khoảng 200 tên khác bị thương nặng đang nằm băng bó trong ấp. Họ còn cho biết thêm là dân trong ấp Bảo Định đã bỏ nhà chạy hết sang trú ngụ bên ấp Bảo Bình ở phía Nam cách đó khỏang 1 cây số.
Vậy thì tốt, Pháo binh Nhảy Dù lại được dịp “bán Phở”, ngay sau khi Sĩ quan Tiền sát Pháo binh leo lên được tháp chuông nhà thờ Bảo Bình quan sát và điều chỉnh yếu tố lấy “thực đơn”. Thế là 200 qủa đạn đại bác 105 ly đủ loại được liên tục gửi tới chụp xuống đầu những tên “sinh Bắc tử Nam” vừa mới chạy thoát khỏi trận chiến đêm qua. TĐ1ND đang bố trí ở phiá Đông ấp Bảo Định tương đối yên tỉnh, đã được lệnh cho một đứa con lên lục soát mục tiêu pháo binh vừa tác xạ.
Ngày 18/4, Trung tá Đỉnh Lữ đoàn trưởng cho lệnh TĐ9ND đưa một đứa con vào vùng do Đại Đội Trinh Sát báo cáo, lục soát như thường lệ. Đại đội 94/ND trên trục tiến quân Trung Úy Thăng cho biết về hướng Đông gần cuối rừng cao su có thấy bóng nhiều xe vận tải Molotova. Khi rời vị trí đóng quân được khoảng 1,000 thước thì Đại đội 94/ND chạm địch khá mạnh, cấp tiểu đoàn dưới hầm hố ngụy trang cây lá, vũ khí cá nhân và cộng đồng bắn ra xối xả. Một khám phá mới Cộng quân còn làm ổ phục kích cả trên các ngọn cây cao su để bắn tỉa. Quả thật bọn chúng có nhiều lợi thế, nên rất hung hản “bu” xung quanh như muốn ào tới để đè bẹp lực lượng Dù.
Thấy Đại đội của mình có thể bị kẹp trong vòng vây nguy hiểm. Trung úy Thăng ĐĐT liền cho lệnh binh sĩ đào hố cá nhân chiến đấu tại chổ và lập tức xin yểm trợ. Được phi pháo yểm trợ vòng ngoài vì thời tiết quá xấu hơn nữa quân ta và địch qúa gần không có khoảng cách an toàn.
Ngay chiều hôm đó mặc dầu trời mưa tầm tã. Đại đội 93/ND do Đại úy Đinh văn Tường, đã xuất phát lúc 5 giờ dể kịp giao tiếp với với ĐĐ4/ND. Dưới quyền điều động của Đại úy Trần ngọc Chỉ tân Tiểu đoàn Phó TD9/ND, nhưng khi đại đội 93/ND mới vượt qua khỏi trảng trống vừa bám được vào bìa rừng cao su với Đại đội 94/ND thì chạm địch rất mạnh. Lại chơi trò “công đồn, đã viện” nữa đây chăng. Lúc bây giờ trời về chiều lại có mưa nên trong rừng cây tối đen. Ta và địch bắn nhau qua lại, lúc mạnh khi yếu, cầm chừng suốt đêm, vì bên này sợ bên kia mò tới. Tình hình trở nên giằng co căng thẳng, bất phân thắng bại. Còn Pháo binh Nhảy dù cũng chỉ can thiệp yểm trợ vòng ngoài thôi vì quân hai bên gần như lẫn lộn nhau không còn khoảng cách an toàn cho pháo yểm.
Trung Tá Đĩnh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 ND, cũng vừa nhận được lệnh của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh chiến trường Xuân lộc báo cho LĐ1ND chuẩn bị triệt thoái toàn bộ của đơn vị ra khỏi Long Khánh, đây là lệnh của Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệng QĐ3/QK3 để bảo toàn lực lượng về phòng thủ Sài gòn”. Ông hết sức ngạc nhiên: “đơn vị mình vẫn vững vàng, tại sao lại bỏ Long Khánh?. Ông liên tưởng đến những cuộc rút quân, triệt thoái, di tản chiến thuật, tái phối trí lực lượng v.v.. trước đây ở QĐ1” cửa biển Thuận An, Tư Hiền” và ở QĐ2 “Liên tỉnh lộ 7B, Phú Bổn, Tuy Hoà”, Trung tá Đĩnh đứng lặng người nghĩ nhiều đến những chiến hữu thân thương, bạn bè đã hy sinh, đã nằm xuống trong các trận đánh để đời này. Vì Ông cho rằng chiến thuật đúng, chiến lược sai thì:trận chiến có thể thắng nhưng cuộc chiến sẽ thất bại..”. Vậy xin Chuẩn tướng trình lại với Trung tướng..”.
Trung tá Đào thiện Tuyển TĐT/TĐ8ND với quyết tâm của một người lính Nhảy dù, thề đổ máu để bảo vệ quê hương mẹ Việt nam. Ông nói: “mặt trận Xuân lộc, niềm hy vọng cuối.. Các đơn vị ta ở Long Khánh vẫn còn vững vàng đang chiến đấu và xiết chặt vòng vây suốt sáu ngày qua, đạn đã lên nòng, mũi súng hướng vào đầu địch. Chỉ còn giờ hay phút để “bắt bọn chúng phải giơ tay lên ở mãnh đất Long Khánh rực lửa căm hờn này”. Vậy các anh không được ngã gục. Các anh không được quy hàng. Các anh không được tan rã ra từng mãnh. Trong tan rã của một đơn vị, các anh là người lính Mũ Đỏ, những anh em Biệt Động Quân, những chiến sĩ Bộ binh, những anh em Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân, sẽ không chỉ là sự tan rã của một đơn vị, mà chính là sự tan rã của hy vọng, là sự ngã đổ của Thủ Đô Sài Gòn và từ đó có thể là sự nằm xuống dài hạn của một thân thể lớn quí tuyệt vời mà chúng ta thân yêu gọi là “Tổ Quốc”.
“Không, anh em chúng tôi. Nhảy Dù và các Quân Binh Chủng bạn. Chúng tôi không ngã gục ở Xuân Lộc, chúng tôi không tan rã, hơn thế nửa chúng tôi phải chiến thắng. Chúng tôi chỉa thẳng súng vào đầu địch hét lớn:”Bỏ súng xuống, giơ tay lên không thì chết”. Nhưng chính Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3/QK3, không cho chúng tôi có thời gian và phương tiện để làm điều đó. Ông đã hướng về phía chúng tôi và hạ lệnh: “Các anh phải ngưng bắn, các anh phải rút lui ra khỏi mặt trận Xuân Lộc”. Quân thù đang qùy gối liền đứng dậy, kéo theo ngọn cờ chiến thắng. Còn anh em chúng tôi thì gạt nước mắt lui quân.. Trung tướng Toàn ra lệnh cho Chuẩn tướng Đảo, Tư lệnh Sư Đoàn 18BB kiêm tư lệnh chiến trường Xuân Lộc – Long Khánh. Quân lệnh, được Ông lập lại “Đây là lệnh của thượng cấp..”.
Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long khánh, người chiến sĩ BĐQ can trường thề da ngưạ bọc thây, chấp nhận nhỏ máu xuống làm sống tốt tươi đất đai quê mẹ chớ không hèn. Ông nói:”tôi phải ở lại bảo vệ Long Khánh đến cuối cùng, nếu tôi bỏ chạy xin anh em bắn chết tôi”.
Sáng hôm sau ngày 19/4, theo lời yêu cầu của Trung tá Đỉnh, LĐT/LĐ1ND, được một Chi đoàn Thiết vận xa m.113 tăng phái đặt thuộc quyền xử dụng trực tiếp của ĐĐ93/ND tiếp viện để thanh toán chiến trường nhanh gọn. Có được đoàn “cua sắt” trong tay Đại úy Tường, tung hoành ngang dọc như cọp được về rừng có thêm bánh. Với những khẩu đại liên 50 của Thiết vận xa M.113 cùng đại liên M.60, phóng lựu M.79 và M.16 của chiến sĩ Nhảy dù thi nhau nổ như pháo tết đêm giao thừa. Cây lá bị đạn chém tả tơi, mấy con chim “người VC” làm tổ ẩn núp trên những cành cây làm sao chịu nổi, phải rơi rụng như sung chín.
Rồi đến lựu đạn M.26 được ném ra cùng M.72 phá tung các cụm cây ngụy trang ở a thì trên miệng hầm trú ẩn. Vừa bắn ầm! ầm!, anh em chiến sĩ Đại đội 93/ND vừa bám theo Thiết vận xa M.113 tiến tới như thát đổ.. Tiếng Trung úy Thăng la bai bãi qua máy truyền tin:”Coi chừng, đạn bắn gần quá, qua đầu tụi tui rồi đấy”. Có tiếng của Đại úy Tường đáp lại: “Bung ra chứ, bộ đợi tao cõng ra nữa hay sao?.
Thực ra thì Đại đội 94/ND kẹt ở hướng Nam vẫn cầm cự suốt hai ngày qua với quân số của địch đông gấp 3,4 lần. Nhưng bây giờ, thì đội hình bao vây của địch bị bể rồi, 2 Đại đội mới giao tiếp được với nhau. Đại úy tường liền cho đoàn Thiết vận xa chuyển xạ về hướng Đông Nam, thanh toán nốt đám tàn quân đang tháo chạy về cuối rừng cao su.
Địch quân bị ở thế gọng kềm trong bung ra, ngoài ép vào, thêm hỏa lực đại liên 50 trên Thiết vận xa M.113 bắn rà sát truy diệt, địch quân đã bỏ lại tại chổ khoảng 200 tên “sinh Bắc tử Nam” không còn “Nguyên Giáp”.
Quân ta tổn thất:”Thiếu úy Thoại và 2 binh sĩ hy sinh, 8 binh sĩ khác bị thương và 1 Thiết vận xa bị đứt xích”.
Sau đó, Chi đoàn Thiết vận xa M.113 được rời vùng, 2 đại đội Nhảy dù được lệnh đóng quân tại chổ, thiết lập một tuyến an ninh xa cho BTL/SĐ18/BB/HQ, tình hình chiến trận trên thực tế chưa hẳn êm ả hoàn toàn. Vì còn rất nhiều địch quân trong khu rừng cao su bát ngát mênh mông. Đêm về chúng có những toán trinh sát bám theo các Đại đội Nhảy dù và thường tác xạ trao đổi qua lại để thăm dò.
Sáng ngày 20/4, Trung tá Đĩnh lại được lệnh từ Tướng Đảo cho biết: “Đây là lệnh chuyển từ Sài Gòn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phải bỏ mặt trận Long Khánh..”.Lại chiến lược đầu bé, đít to” đưa đến các cuộc triệt thoái ấm ức xảy ra tại QĐI và QĐII trước đây. Một buổi họp khẩn cấp được mở ra tại Trung tâm hành quân BTL/SĐ18BB/HQ, lệnh triệt thoái được Tướng Đảo, với tư cách Tư lệnh chiến trường Long Khánh, ban ra vắn tắt nhưng tương đối đầy đủ, tóm lược các điểm chính như sau:
  • Liên tỉnh lộ 2 nối liền giữa Long Khánh - Phước Tuy sẽ được xử dụng làm lộ trình rút quân về hướng Nam (Phước Tuy). LTL này đã từ lâu không xử dụng, hy vọng sẽ đạt được yếu tố bất ngờ. Nhưng còn mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang phế trên LTL. 2 từ Tân Phong cho đến Đức Thạnh, Long Lể về Bà Riạ không phải là việc bình thường của một cuộc rút đoàn quân di tản có cả dân chúng người gìa, trẻ con lẫn lộn.
  • Trên đường rút quân có căn cứ Long giao cách chi khu Xuân Lộc 8 cây số về hướng Nam, hiện là hậu cứ của Trung đoàn 48/BB, được coi như còn an toàn.
  • Từ đó tiến về hướng Nam khoảng 4 cây số là xã Cảm Mỹ được ghi nhận là có một tiểu đoàn VC cơ động trong vùng lân cận.
Lệnh tổng quát và thứ tự rút quân:
  1. BTL/SĐ18BB và các đơn vị trực thuộc.
  2. BCH/Tiểu khu Long Khánh và các đơn vị ĐPQ+NQ.
  3. BCH/Lữ Đoàn 1Nhảy Dù.
Cuộc rút quân được khai triển ngay chiều tối ngày 20/4 với SĐ18BB mở đường và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đoạn hậu.
Đội hình chuẩn bị di chuyển chiến thuật của LĐ1ND lúc đó như sau:
  • Tiểu đoàn 1 ND đóng ở phía Đông ấp Bảo Định xa nhất, không chạm địch.
  • Tiểu đoàn 8 ND ở trong khu rừng chồi phía Bắc QL.1 đang bao vây đám tàng quân địch tại khu nhà kho của Tổng Thống Thiệu, ĐĐ1 CBND chuẩn bị chất nổ để cắt phá hàng rào.
  • Tiểu đoàn 9ND(-) làm trừ bị phía Tây LTL.2, còn 2 ĐĐ 93/ND và 94/ND vẫn giăng ngang làm tuyến án ngữ phía Đông Nam BTL/SĐ18BB/HQ. Hai Đại đội này tiếp tục chạm địch ngăn chận không cho chúng tiến ra LTL.2 để gài chốt chận.
Kế hoạch rút quân của Trung tá Đỉnh LĐT theo chiến thuật di quân “dương Đông, kích Tây”. Lợi dụng thành phần tiền phong của BTL/SĐ18BB di chuyển trước an toàn:
  • Tiểu đoàn 3PB/ND được chia ra làm 2 thành phần xử dụng quân xa kéo súng đại bác đi trước Lữ đoàn 1 Nhảy dù, theo đội hình “chân vẹt” để luôn luôn duy trì được hỏa lực yểm trợ liên tục cho các tiểu đoàn tác chiến đồng thời hổ tương yểm trợ lẫn nhau giưã các pháo đội trong lúc di chuyển.
  • Sơ khởi thành phần thứ 1, di chuyển bằng xe kéo pháo đến đóng tại căn cứ Long Giao sẵn sàng. Thành phần thứ 2, kế tiếp di chuyển qua khỏi Long Giao xuống phiá Nam khoảng 4, 5 cây số vào điạ thế sẳn sàng. Khi cánh quân bạn đến trong tầm yểm trợ của thành phần 2, thì lập tức thành phần 1 xếp càng, kéo súng vượt qua thành phần 2, đến một vị trí xa hơn 4, 5 cây số về phiá Nam. Và cứ như thế mà thi hành luân chuyển. Mỗi thành phần được một trung đội Trinh sát Nhảy dù đi theo bảo vệ.
  • Thứ tự di chuyển:TĐ8ND, BCH/LD và các đơn vị yểm trợ, TĐ1ND, TĐ9ND(-) cuối cùng là hai Đại đội Nhảy dù đang chạm địch, đến giờ phút rút lui phải cho nổ mìn Claymore và súng tác xạ vờ xung phong phản công nghi binh rồi im lặng đoạn chiến. Hỏa lực pháo binh ưu tiên yểm trợ cho hai Đại đội này.Chỉ có TĐ3PB/ND mới được di chuyển trên đường lộ cái.
Các đơn vị được thẩm quyền được thông báo tường tận về địch và bạn trong vùng tiếp cận. Tình hình mỗi lúc một thay đổi khác. Tôi cũng lưu ý anh em luôn luôn cẩn thận đề cao cảnh giác. Bộ chỉ huy LĐ1ND(+) do Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó chỉ huy.
Có thể nhờ vào yếu tố bất ngờ lúc đầu, nên các thành phần của BTL/SĐ18BB/HQ kể cả Thiết giáp rút đi an toàn. Lúc bấy giờ trời đã tối, tại ngã ba chi khu Xuân lộc, đông nghẹt người chen chúc đủ mọi thành phần: quân nhân thuộc các quân binh chủng, ĐPQ+NQ và gia đình, các nhà tu hành, dân chúng v.v.. Ngoại trừ các đơn vị Nhảy dù vẫn đóng quân tại chổ chờ lệnh, còn các thành phần khác mạnh ai nấy đi, không theo thứ tự như đã quy định trong lệnh di chuyển. Đoàn người chạy trốn “thần chết” nhưng cũng không thoát khỏi bởi cái gọi ‘quân đội nhân dân của CS” pháo kích truy đuổi đòi nợ máu dân tộc , cái thảm cảnh máu đổ thịt rơi như hồi mùa hè đỏ lửa 72, đại lộ kinh hoàng ở Quảng trị lại tái diễn..?
Khi đến Long Giao thì BCH/LĐ1ND(-) tạm dừng quân. 2 pháo đội 105 ly đã bố trí tại đây sẵn sàng yểm trợ cho thành phần rút chót của Lữ đoàn. Đồng thời 2 pháo đội khác cũng đã có mặt tại vùng xã Cẫm Mỹ. Trong khi đó, trên đỉnh đồi trọc bên kia đường phía Đông đối diện với căn cứ Long Giao địch quân đặt một khẩu thượng liên 12,7 ly để chế ngự cầm chân quân ta, mỗi vài phút thì chúng lại bắn trực xạ vào cổng căn cứ. Trung Tá Đỉnh liền quyết định làm câm họng khẩu thượng liên này bằng một loạt đại pháo với đầu nổ cao bắn đi từ 2 pháo đội ở xã Cẫm Mỹ.
TĐ8ND được lệnh khởi hành vào lúc 10 giờ đêm, gồm các thành phần thuộc LĐ1ND, kéo theo các đơn vị địa phương, gia đình và dân chúng chạy loạn. Các đơn vị Nhảy dù khai triển và phải luôn giữ đúng đội hình tác chiến và sẵn sàng phản ứng kịp thời khi chạm địch. TĐ9ND còn 2 Đại đội đang chạm địch rút đi đoạn hậu. Khi BCH/TĐ rút đồi Chuối sẽ có ĐĐ 94/ND của Trung úy Thăng tháp tùng. Khoảng 2 giờ sáng, Đại úy Tường cho lệnh ĐĐ 93/ND bấm mìn Claymore tấn công nghi binh, rồi đoạn chiến. Tiếng nổ vang ‘ầm! ầm!’ rồi ‘ầm! ầm!’ làm rung chuyễn cả một góc rừng trong đêm vắng, sau đó lặng lẽ lui quân.
Bây giờ Tướng Đảo, Tư lệnh chiến trường và Tướng Lưỡng, Tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù nhận được báo cáo thành phần Nhảy Dù sau cùng đã rời khỏi mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh an toàn, lúc 2 giờ sáng 21/4. Nhưng đây mới là giai đoạn đầu, vì trên đường về khu tập trung làng Bình Gĩa, quận Đức Thạnh tỉnh Phước Tuy còn dài,sẽ còn rất nhiều bất trắc và lắm gian nguy trên LTL.2.
“Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, trên nguyên tắc và định nghĩa là người chỉ huy trực tiếp Binh Chủng Nhảy Dù, nhưng trên thực tế kể từ ngày SĐND được bốc ra khỏi vùnh hỏa tuyến QĐ1/QK1, thì Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của QLVNCH đã xé nát Sư Đoàn Nhảy Dù ra từng mãnh, đẩy đi khắp các mặt trận. Do đó quyền chỉ huy chiến thuật trong Binh Chủng Nhảy Dù và việc điều động anh em trong đơn vị Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh Nhảy Dù có nhiều mưu lượt khả kính. Khi Ông nhìn thấy những chiến hữu đã từng “vào sinh ra tử” đang bị hiểm nguy trên trận địa, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng đã phải chạy ngược chạy xuôi, can thiệp phối hợp điều động lất TĐ7ND do Trung Tá Nguyễn Lô, Tiểu Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn văn Qúy làm Tiểu Đoàn Phó chỉ huy cùng 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 thuộc Lực Lượng Xung Kích QĐ3/QK3, trừ bị tại tỉnh Biên Hòa, di chuyển gấp rút để tiếp ứng cho các thành phần của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đang trên đường rút quân từ căn cứ Long Giao về làng Bình Gỉa, Phước Tuy.
Đến khoảng 5 giờ sáng, đơn vị đoạn hậu của LĐ1ND đã đến căn cứ Long Giao, thì BCH/LĐ(-) đang đến với thành phần 2 pháo đội ở xã Cẫm Mỹ, trong khi đó thành phần 1 pháo đội ở Long Giao xếp càng, để di chuển vượt qua xã Cẫm Mỹ về vị trí mới ở phía Nam đúng theo kế hoạch. BCH/LĐ tiếp tục di chuyển trên LTL.2 ngang xã Cẫm Mỹ, hai bên đường phần lớn là những vạc rừng rậm, rừng tre gai xen lẫn rừng chồi cao thấp qúa đầu người, đi được khoảng 3,4 cây số thì trời vừa sáng, nghe có nhiều tiếng súng nổ liên hồi và đám bụi mù ở phía trước. BCH/LĐ dừng lại bố trí tạm bên lề đường quan sát, độ 30 phút sau có một số ĐPQ+NQ và gia đình chạy ngược lại, một sĩ quan ĐPQ cho biết:
  • Bộ Chỉ Huy Tiểu khu vừa tới khúc quẹo dưới dốc thì bị Cộng quân phục kích tấn công. Chúng trên đồi đông lắm, tràn ngập đoàn xe đang di chuyển. Trung tá Lê Quang Định, TKP bị đạn B.40 chết tại chổ, còn Đại tá Phúc Tỉnh trưởng, cũng bị thương nặng và bọn chúng đã kéo đi rồi..
  • Trung tá Đỉnh, quyết định cho Pháo Binh Nhảy Dù yểm trợ giải cứu, nhưng Ông nhận được báo cáo của sĩ quan Tiền Sát:
  • Thành phần pháo binh ở phía Nam chưa vào được vị trí sẵn sàng tác xạ.
  • Pháo đội ở phía Bắc đang bị địch tấn công biển người tràn ngập, Đại úy Điệp PĐT bị địch bắt đã dùng súng lục ‘tự sát’
  • Thế là BCH/LĐ cùng một số ĐPQ và gia đình đang bị kẹt giữa trận chiến: “phiá trước là BCH/Tiểu khu bị phục kích, sau lưng là Pháo Đội và Trung Đội Trinh sát Nhảy Dù bị tấn công tràn ngập”. Ông liền tung TĐ8ND lên tiếp ứng.
  • Trung tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND cho một đại đội lục soát đến vị trí của Pháo Đội, phần còn lại của Tiểu đoàn đánh bọc sườn phía Tây ngọn đồi chận địch. Cộng quân chỉ đánh chớp nhoáng lướt qua vị trí Pháo Binh, phá hủy 4 khẩu đại bác 105 ly, bắt một số quân nhân Nhảy Dù rồi rút chạy vội về hướng Đông. Đại đội Nhảy Dù lục soát đã tìm thấy 5 thương binh của ta, mau lẹ dìu họ theo. Có 12 chiến hữu hy sinh đành phải bỏ lại.
Khi tiếp giáp được với TĐ8ND, BCH/LĐ tiếp tục di chuyển về hướng Nam theo đội hình cũ, nhưng lộ trình thay đổi: “toàn bộ rời LTL.2, đi vào trong bìa rừng cách đường từ 500 đến 1000 thước tùy theo tình hình và địa thế “. Một đại đội của TĐ8ND cũng đến lục soát qua khu vực BCH/Tiểu khu Long Khánh vừa bị Cộng quân phục kích.
Kết qủa bi thảm, không còn gì..!.. Ngoài bãi chiến trường tang thương đẵm máu.. Xác Trung tá Lê Quang Định cùng một số quân nhân khác và gia đình tử thương cũng đành để nằm lại vĩnh viễn trên mãnh đất quê hương mà họ đã từng chiến đấu bảo vệ khi còn sống..
Toàn bộ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng không di chuyển được liên kết nối đuôi nhau. Từ Long Giao trở đi nhiệm vụ của từng đơn vị, cũng khác nhau tùy theo tình hình. Nhất là TĐ9ND có hai Đại đội chận địch phải đoạn chiến đi sau cùng.
Ngày 21/4, lúc này trời đã sáng hẳn, TĐ9ND dừng lại để lấy nước, sau khi đã điều động Đại Đội 92/ND do Đại úy Lê đình Ruân chỉ huy vượt qua Suối Cả, bố trí dọc theo ven rừng dọc sau ấp Suối Cả, sát ranh giới giữa hai tỉnh Long Khánh - Phước Tuy. Còn ĐPQ+NQ gia đình và dân chúng thì nằm ngồi nghĩ ngỗn ngang trên mặt lộ.
Thành phần đầu tiên của TĐ9ND vừa xuống đến mé suối, thì hàng loạt súng cối 61 ly và thượng liên của địch từ phía Tây trong rừng tre lá bắn ra xối xả. Phần đuôi của TĐ9ND cùng ĐPQ+NQ tạt ngang sang bên phải đường. Đại đội 91/ND có nhiệm vụ thanh toán chốt này. Tất cả các loại vũ khí của Đại Đội được tập trung bắn như mưa bão vào khu rừng tre, chỉ một lát sau là tiếng súng của địch đã câm họng. Thiếu tá Lê Mạnh Đường cho TĐ9ND rời đường lộ ép sang bên phải, đi sâu vào bìa rừng để tránh lọt vào ổ phục kích của Cộng quân. Đội hình di chuyển của TĐ9ND lúc bấy giờ: “Đại Đội 93/ND đi chuẩn, Đại Đội 92/ND đi bên trái và Đại Đội 94/ND đi bên phải, nhắm thẳng về hướng Nam dựa theo LTL.2.
Đặc biệt trong cuộc hành quân triệt thoái ra khỏi tỉnh Long Khánh, cấp trên lúc đó cảm thấy những khó khăn, đói khát, hiểm nguy đang chờ họ trên đoạn đường dài mà mọi quân nhân các cấp thuộc LĐ1ND đang phải hứng chịu, nên đã xin điều động TĐ7ND, do Trung Tá Nguyễn Lô, TĐT và Thiếu tá Nguyễn văn Qúy, TĐP thuộc lực lượng trừ bị tại tỉnh Biên Hòa với 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113, TĐ7ND được chia ra làm 2 đoàn quân, cánh bên phải do Trung tá Lô chỉ huy, cánh trái do Thiếu tá Qúy chỉ huy cùng di chuyển thần tốc càn rừng, leo đồi, vượt suối như Đức Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc để bảo vệ hai bên sườn cho LĐ1ND trên đường rút quân về đến khu rừng cao su phía Bắc làng Bình Giã cách chi khu Đức Thạnh khoảng 10 cây số thuộc tỉnh Phước Tuy được an toàn.
Khi giao tiếp được với TĐ7ND, Trung tá Đỉnh tâm tình: “khi bắt tay hay nói đúng hơn là được TĐ7ND cùng 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 đến yểm trợ giải nguy kịp thời, đúng chổ, đúng lúc, anh em LĐ1ND như đang khát nước khô cả cổ trên sa mạc được gặp con sông nước mát chảy ngọt ngào tình “huynh đệ chi binh”. Vì khi LĐ1ND di chuyển đoạn hậu thì quân địch có đủ thời giờ để bu lại truy đuổi, do đó các đơn vị Nhảy Dù càng lúc càng chạm địch tứ tung trên đoạn đường rút quân..”.
Các đơn vị Nhảy Dù về đến quận Đức Thạnh lúc 4 giờ chiều, trể nhất là thành phần đoạn hậu sau chót của TĐ9ND khoảng 6 giờ tối ngày 22/4.
Toàn bộ LĐ1ND quay thành một vòng đai lớn quanh Chi Khu Đức Thạnh với TĐ8ND và TĐ1ND chiếm 2/3 vị thế hướng về phía Bắc, TĐ9ND vượt qua đơn vị bạn chiếm đóng phía Nam.
Sáng ngày 23/4, tổ tiền đồn của TĐ1ND đã bắn cháy 2 xe Molotova chở đầy đạn dược và chất nổ tại ngã ba Bình Giã, khi chúng định chạy rẽ về “mật khu Hát Dịch” hướng Tây Bắc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 24/4, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh SĐ3BB được giao trách nhiệm lập tuyến phòng thủ khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu với lực lượng tăng cường gồm có 1 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù.
BTL/SĐ 3BB/HQ đóng tại BCH/ Tiểu Khu Phước Tuy bên trong Thị Xã Bà Rịa. Để thực hiện kế hoạch điều phối trách nhiệm phòng thủ giữa các đơn vị: 2 Tiểu Đoàn thuộc SĐ3BB, LĐ1ND và một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 giữ phòng tuyến để bảo vệ QL.15 từ Long Thành về Bà Rịa. Theo lời của Thiếu tướng Hinh, thì quân số của các tiểu đoàn tác chiến thuộc LĐ1ND ở mức thấp, mỗi tiểu đoàn còn có khoảng trên dước 400 chiến sĩ.
BCH/LD1ND trấn đóng bên ngoài quanh thị xã Bà Rịa, ở đây LĐ1ND được thỏa mái một vài ngày với nhiệm vụ hành quân tương đối nhẹ nhàng hơn khi ở tỉnh Long Khánh. Trung Tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND được lệnh bổ nhiệm làm quyền Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh TĐP, được chỉ định xử lý chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ8ND.
Sáng 27/4 trên QL. 15 Sài Gòn – Vũng Tàu bị cắt đứt và Cộng quân đang hung hản tiến về Tổng Kho Long Bình. Trong khi đó , các đơn vị của SĐ18BB, SĐ3BB, LĐ1ND, TQLC.. đang tổ chức hệ thống phòng thủ ở phía Đông Sài Gòn và khu vực Bà Rịa.
Ngày 28/4, khi Đại quân của CSBV đã ào ạt tấn công vào tỉnh Phước Tuy, các đơn vị Nhảy Dù chống trả quyết liệt giữ vững tuyến phòng thủ đến chiều tối cùng ngày, LĐ1ND được lệnh rút về Vũng Tàu trước khi đơn vị Công binh và TQLC bảo vệ cho phá hủy cầu Cỏ May trong đêm 28 rạng ngày 29/4.
Nhìn lại lịch sử cuộc chiến Việt nam, từ những đỉnh cao có thể sẽ bị ghi nhận một cách thiên lệch hồ đồ bất xứng, nhằm mục đích để cố tình chôn lấp tinh thần và ý chí chiến đấu “chống cộng” của QLVNCH nói chung. Hay của một thế hệ thanh niên Miền Nam Việt nam đã đứng trong hàng ngũ chống xâm lăng của Cộng sản Quốc tế, đội lốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bởi Hồ Chí Minh chủ đạo. Nhưng Quân sử của Binh Chủng Nhảy Dù QLVNCH nói riêng, chắc chắn sẽ đặt những sự kiện lịch sử oai hùng đó vào một chổ đứng đúng đắn xứng đáng và trang trọng của nó. Vì người chiến sĩ!. “Người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đời đời không bao giờ chết”, mà “Tổ Quốc mãi mãi ghi ơn”.
Sự thật đó là: “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chưa bao giờ thua trận Xuân Lộc – Long Khánh”. Nhưng sự thử thách mà phóng viên chiến trường của nhật báo Chính Luận đề cập đến bên trên qủa thật đã còn tiếp viễn và kết qủa qúa rỏ rệt “ LĐ1ND đã không bị đối phương quật ngã”. Hơn thế nữa LĐ1ND đã buột đại quân của Tướng CS Võ văn Giáp
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tướng CS Trần Văn Trà với quân số và chiến cụ đông hơn gấp 10 lần, hung hản tiến ào ào như thác đổ cũng phải khựng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để được sống còn.
Và theo ghi nhận của Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT/QLVNCH trong Hồi ký viết cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, sản xuất: “.. sau hai tuần kịch chiến (với quân Cộng sản BV), SĐ18BB bị thiệt hại 30% quân số, Trung đoàn 52BB bị tổn thất nặng, ĐPQ và NQ tỉnh Long Khánh cũng bị thiệt hại rất nặng, hầu như không còn khả năng chiến đấu. Chỉ có ‘Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù’ là ít bị thiệt hại..”.
Trận đánh Xuân Lộc đã kết thúc, xin qúy chiến hữu hãy nghe những lời tâm tình của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Ông là vị Tư lệnh sau cùng của Binh Chủng Nhảy Dù, thân thương gởi về Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh LĐT/LĐ1 Nhảy Dù, người hùng trực tiếp trận đánh cuối cùng trong chiến sử của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh, tháng 4/1975.
  • “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tăng phái Quân Đoàn III, trấn giữ Xuân Lộc, tăng cường hành quân cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù là chận đứng bước tiến quân của Việt cộng vào Sài Gòn. Anh em Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ. Địch quân không chiếm thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Tuớng CS Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng ngay ở cửa Sài gòn.
  • Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên rồi phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Nhảy Dù ngạo nghễ dành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18BB được lệnh rút về Biên Hòa. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu đến cuối. Sau chót, đến đêm 28 rạng 29 tháng 4, bộ đội Cộng sản tấn công Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ở Láng Cạn, Bà Rịa. Đánh đến giờ phút chót, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi có lệnh trực tiếp cho Trung tá Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, mà anh Nhảy Dù chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh “tây lai” đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, luôn dành sự an toàn cho từng đứa con yêu qúy. “Đỉnh tây lai” là một trong những “thiên thần” lẫm liệt đó..”.
30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”, trận chiến ý thức hệ giữa hai phe phái Quốc gia - Cộng sản đã trải dài trên quê hương Mẹ Việt Nam hơn 20 năm qua. ‘Ngày Quốc tang của nước Việt Nam Cộng Hòa’. Chiến tranh là thế đó, tàn khốc hơn dông bão, hủy diệt hơn cơn hồng thũy.. bẩn thiểu! bần tiện..!!.
Thế rồi cũng từ đó, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã trải qua một giai đoạn lịch sử của cuộc chiến khốc liệt để đưa đến việc chấm dứt đời binh nghiệp phục vụ cho Tổ quốc của anh em Nhảy Dù với những ‘người lính tình nguyện đem thân mình thề quyết bảo vệ Giang sơn của tiền nhân đã để lại..’ trước khúc quanh lịch sử dân tộc uất nghẹn không ngờ ..!. Và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được TAN HÀNG không có điệp khúc “Nhảy Dù Cố Gắng” trên ĐẠI DƯƠNG sau khi nghe lệnh buông súng đầu hàng quân CSBV “vô điều kiện” của Tổng Thống Dương Văn Minh, được tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975..!!. Mẹ Việt Nam ơi! Quê hương mình đã chết thật rồi Mẹ ơi..!!!.
XUÂN LỘC TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG,
TIẾC THƯƠNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG HY SINH!
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, tôi xin được một phút để kính cẩn nghiêng mình ngã mũ tưởng nhớ vinh danh những chiến sĩ Mũ Đỏ đã hy sinh xương máu để “bảo quốc an dân”, và thắp lên nén hương lòng để tri ân những “Thiên Thần Mũ Đỏ” đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ Tổ Quốc trong Danh Dự và Trách Nhiệm của người chiến sĩ QLVNCH nói chung. Việc đoàn chiến xa của Cộng quân tiến vào dinh Độc Lập, là việc tất nhiên khi đã có lệnh
QLVNCH phải buông súng xuống chân.
Sau cùng, người viết xin trân trọng cảm ơn các tác gỉa, nhà xuất bản, Đặc san Mũ Đỏ, Nguyệt báo KBC, Việt báo Online. Đặc biệt là bài viết về “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù trong những ngày cuối tại Miền Nam Việt Nam” của Trung Tá Lê Văn Đỉnh Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong việc tham khảo trích dẫn các tài liệu và bài viết nói trên. Nếu có những lỗi lầm hoặc thiếu sót. Trân trọng kính xin qúy vị đại xá cho.
Một lần nữa tôi thành thật xin đa tạ./
Mũ Đỏ Trịnh Ân
Người Lính Già Phương Nam
 
######################################################################
************************************************************************
 
 
 
 
SƯ ĐÒAN 18
và NHỮNG NGÀY TỬ CHIẾN TẠI XUÂN LỘC





Thiếu tướng Lê Minh Ðảo (T ư Lịnh S ư Ðoà n 18 B ộ Binh) Chiế n trường Xuân Lộc 1975


Posted on Tuesday, April 12 @ 12:01:00 CEST by webmaster

Kính tặng Sư Ðòan 18BB, riêng Trung Đoàn 43BB Và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế (TÐT/2/43)

Qua những tài liệu lịch sử đã bật mí, nên ngày nay ai cũng biết, trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975), người Mỹ gần như cung cấp cho VNCH, tất cả vũ khí, quân trang, tiền bạc và những hệ lụy của cuộc đời mà bi thảm nhất là sự mất nước vào tạy cộng sản quốc tế.

... Theo sự chỉ trích gay gắt của Đô đốc Sharp, trong cuốn ‘Strategy for defeat‘, vị tư lệnh đầu tiên của Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thì sự thất trận tại VN vào ngày 30-4-1975, rõ ràng là cố ý, do những tên đầu nảo dân sự, ngồi tại Hoa Thịnh Đốn, tự trói một tay của quân lực Hoa Kỳ và Nam VN, trong khi họ đang tử chiến với khối cộng sản đệ tam quốc tế, qua tấm bình phong, mang tên Bắc Việt. Trên tạp chí Encounter tháng 8-1981, ký giả người Mỹ Robert Elegant, cũng đã hài tội bọn trí thức, khoa bảng và truyền thông Tây phương thiên tả, đã dùng vũng bùn văn, báo, truyền hình của mình, để giúp cộng sản đánh bại nước Mỹ. Ông đã chua chát nói thẳng với thế giới rằng: ’Bắc Việt đã thảm bại trên chiến trường nhưng cuối cùng ngày 30-4-1975, người Việt quốc gia, đã phải mất nước tại Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước, Ba Lê, Luân Đôn, Huế và Sài Gòn, vì trận giặc báo chí, từ những cái miệng thúi vô liêm sỉ, chuyên bẻ cong ngòi bút, dựng đứng câu chuyện, để hại người. ‘

Ngày nay ai cũng biết hết những thành tích của QLVNCH, qua thời gian tồn tại suốt 20 năm máu hận (1955-1975) giữa biển thù trời lệ, giặc ngoài, giặc trong, giặc đâm sau lưng chiến sĩ, ngay cả trong lời kinh tiếng kệ và những ngón tay lần hạt đỏ, đen. Cũng nhờ người lính VNCH đã can trường anh dũng, trong suốt cuộc chiến, cho tới giờ phút cuối cùng tháng 4-1975, bị Dương văn Minh quyền tổng tư lệnh, dùng kỷ luật quân đội, bắt mọi người đầu hàng giặc, mới phải buông súng tan hàng. Nhờ vậy, mà một thế hệ sau của VN ngày nay tại hải ngoại, mới có cơ hội ngẩng mặt nhìn trời, lấy lại sự hãnh diện của cha anh trong cuộc sống lưu vong uất hận trùng hằng.

Tóm lại như bình luận của Luật sư Lawrence L.O’Brien trên The Wall Street Journal vào ngày 25-1-1983, chứng minh là từ sau ngày ký hiệp định ngưng bắn tháng 1-1973, nước Mỹ và quốc hội Hoa Kỳ, do đảng dân chủ phản chiến cầm chịch, kể cả cái gọi là Liên-Hiệp-Quốc, gần như ra mặt bưng bợ cộng sản. Bởi vì phần lớn, họ đã bị Nixon, Kissinger và Việt Cộng , dụ gạt, lừa bịp, dễ dàng như lừa con nít, qua cái thủ đoạn xảo quyệt, được tiếp tay công khai bởi bọn nhân danh, khoa bảng, trí thức ăn hại, khôn nhà dại chợ của miền Nam lúc đó . Năm 1944, người Mỹ điều động 5000 quân xa, để chuyển Lộ quân 1 và 2 của Đồng Minh, xuyên nước Pháp, đánh Đức. Lúc đó và về sau, người Mỹ khoe là thành tích vĩ đại, để cho ai cũng biết và khen ngợi.

Nhưng tại chiến trường Đông Dương, từ 1960-1975, khối cộng sản quốc tế, đã dùng 10.000 xe bộ đội, để đưa 20 sư đoàn từ Bắc Việt vào xâm lăng Miền Nam VN, qua đường rừng Trường Sơn. Rồi nhờ cái loa tuyên truyền của trí thức Miền Nam, đâm mù thế giới, nên rốt cục ai cũng tin và bảo đó là lực lượng của quân cách mạng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tất cả đều là thực chất của một cuộc chiến vừa đánh, vừa đàm hay đúng hơn là hành động con buôn chính trị của siêu cường Mỹ, giờ chót bán đứng Đồng Minh VNCH cho kẻ thù, đổi lấy sự liên kết chiến lược với Trung Cộng, gỡ lại lời vốn đã tiêu phí tại chiến trường nhiều trăm tỷ đô la và ngàn ngàn sinh mạng. Phải biết như vậy, chúng ta mới đánh tan được cái huyền thoại, tại sao Miền Nam sụp đổ chỉ có 55 ngày và cuối cùng, xin thương xót cho thân phận những người đã cầm súng chiến đấu tại miền Nam suốt 20 năm qua, quanh quanh chỉ là kẻ thù và khung cảnh xã hội vô ơn bạc bẽo. Đời sống của lính và vợ con, nhất là khi lính nằm xuống hay bị thương đui, què, tàn phế, có thua gì kiếp sống của gia cầm, vậy mà cứ bảo Lính mình đánh thuê cho giặc Mỹ ? Tồi tệ hơn hết khi đi tìm sự thật, là câu chuyện người Mỹ trong lúc bỏ tháo chạy, đã dùng cái thủ đoạn ‘ăn không được phải phá nát bấy’, khi đưa cái bã vật chất an toàn, làm mồi để dụ dỗ một số cấp chỉ huy của QLVNCH, nhất là không quân, đào ngũ bỏ đơn vị, đem máy bay trả lại để được tới Hoa Kỳ. Chính sự tồi tệ trên, đã góp phần phá hủy tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH, trong lúc nguy ngập. Sau rốt là việc sử dụng bom CBU đâu có trái với qui ước chiến tranh đã ký kết. Theo hai ký gia người Pháp thân cộng là Jean Lartégui và Pierre Darcourt, đã chứng kiến cảnh quân Bắc Việt bị chết ngạt tại Xuân Lộc, vì bom này, đã viết: ’Miền Nam sẽ không mất, nếu Mỹ thả tiếp vài chục trái CBU vào đoàn quân xâm lược, đang công khai di chuyển trên các quốc lộ, thế nhưng Hoa Kỳ đã không làm ‘.

Mới đây, trong tác phẩm ‘55 days of the fall of South Vietnam’, tác giả Alan Dawson, có nhắc tới hai tiểu đoàn còn lại của Nam VN, chừng 600 người, giữa trùng vây của Bắc Việt, sau khi QLVNCH được lệnh rút bỏ Xuân Lộc. Chuyện có thật nhưng Alan viết sai dữ kiện, vì giờ chót rút quân, không có một đơn vị nào, kể cả Nghĩa quân, bị buộc ở lại để bảo vệ Xuân Lộc, lúc đó không còn giá trị chiến lược, vì Bắc Việt đã tìm đường khác để tiến quân về Sài Gòn. Đơn vị bị kẹt lại, đó là Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, SD 18BB, do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong suốt những ngày tử chiến tháng 4-1975, TD2/43/18 có nhiệm vụ đóng trên Núi Thị, ngoại ô thị xã Xuân Lộc, để bảo vệ dàn pháo của Sư Đoàn. Khi Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Mặt Trận Long Khánh, nhận lệnh của Bộ Tổng Thanm Mưu QLVNCH, qua lệnh trực tiếp của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, ngay tại mặt trận, ‘BỎ LONG KHÁNH’ và triệt thoái tất cả các đơn vị đang chiến đấu, gồm SD18BB, Tiểu Khu Long Khánh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Biệt Động Quân... thì Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 43/SD18BB là đơn vị cuối cùng, trong cuộc rút quân, vì còn có nhiệm vụ đánh nghi binh, chận đường, để giúp đại quân an toàn trở về cõi sống, nên bị thiệt hại nặng nề. Còn luật sư Nguyễn văn Chức thì dựa vào tài liêu của Hoàng Cơ Thụy và Frank Snepp, nên nói trực thăng tới bốc 4 tiểu đoàn còn lại của SĐ18BB, trong đó có Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo, Đại Tá Trung Đoàn Trưởng TrĐ43/18 là Lê Xuân Hiếu, vì vậy bị 40.000 bộ đội Bắc Việt tràn ngập. Thật sự trong cuộc lui quân, từ tướng xuống tới hàng binh sĩ, không có ai được trực thăng tới bộc về, mà tất cả đều hành quân bộ. Lúc các cánh quân VNCH, hầu hết đã về gân như an toàn tại Bình Giả, Phước Tuy,thì TD2/43’18BB, chỉ một mình còn trong biển giặc như Alan Dawson mô tả. Sự thật là vậy đó, các nhân chứng như tướng Đảo, các Đại Tá Lược, Lến, Hiếu. Dũng, Công... của SD18), Đại Tá Phạm Văn Phúc-Tỉnh Trưởng Long Khánh, Đại Tá Đính, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, các Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SD18BB, có tham dự trận đánh và cuộc lui quân như Nguyễn Phúc Sông Hương, Ý Yên-Phan Tấn Mỹ, Đại Uý Lê Sơn, Chi Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, các Đại Uý Đặng Phúc (Biệt Đội Quân Báo), Ngô Gia Hậu (Phóng Viên), Nguyễn Hào (Phòng 3.SD)... và nhất là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/TrD43/SD18BB, người từ cõi chết trở về, vào tù tại Bắc Việt và tới Mỹ qua diện HO... đều là những nhân chứng sống, có đủ tư cách, để nói và viết những sự thật lịch sử.

Tóm lại, đến giờ này, sự đau đớn nhất của người Lính Miền Nam, là thấy cái thân phận bọt bèo của chính mình, cứ bị đem ra mổ xẻ rao bán, bởi những người không hề biết gì về thực chất của đời lính, dù họ có là lính. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, câu chuyện sử gia số 1 của nước Mỹ là giáo sư Joseph J.Ellis, tại Đại Học Mount Holyoke, vừa bị nhà báo Walter V. Robinson, lột mặt nạ trong bài báo ‘Professors past in doubt ‘, đăng trên tờ Boston Globe ngày 18-6-2001, về những đề tài có liên quan tới Chiến tranh VN và sự Ellis dù ở trong quân đội Mỹ nhưng chỉ ngồi dạy học ở Hoa Kỳ, nên đã mao tôn cương, khi viết trận đánh không có đại bàng. Mới đây là bài học thất cử của ứng cử viên tổng thống Mỹ, thượng nghị sĩ John Kerry, cũng do chính khẩu nghiệp, đã làm hại thân mình. Việt Cộng và những kẻ lừa đảo ngòi bút, đã đến lúc phải đối mặt với những tra vấn của lương tâm, trong cuộc chiến VN vừa qua, vì cuộc chiến đấu thần thánh của QLVNCH, trách nhiệm bảo vệ quê hương, trong đó có SD18BB, LD1 Dù, BDQ, DPQ và NQ Long Khánh.. vào những ngày cuối tháng 4-1975, là câu chuyện lịch sử, trong dòng sinh mệnh của Dân Tộc Hồng Lạc, miên viễn sẽ không bao giờ bị phủ nhận của bất cứ một ai, qua thời gian hay miệng lưỡi nào, kể cả những lỗ miệng có gan có thép, nhổ ra nuốt vào của bọn văn cộng giặc cộng.

1-THÂN PHẬN NGƯỜI LÍNH VNCH TRONG 20 NĂM CHINH CHIẾN (1955-1975)

Sau ngày 30-4-1975, quê hương của người Việt quốc gia bị cộng sản quốc tế dô hộ hoàn toàn từ nam ra bắc, mọi người mới sáng mắt thấy rằng, không có một lãnh tụ nào của đảng, từ Hồ Chi Minh xuống tới chàng du kích, biết coi trọng sinh mạng của người dân, bởi vì nguyên tắc thành công của cộng sản, là chỉ có thẳng tay bắn giết , thì mới có sự phục tùng. Riêng chuyện dài VN, vì chính người dân lúc trước tự xiềng xích mình, để chui vào thiên đàng xã nghĩa, cho nên nay, cũng chỉ có người dân, tuy thầm lặng đứng bên vệ đường thời gian, nhưng lại là động lực chính, bẻ gãy được khóa cổng thiên đường mù, để trở về cuộc sống tự do no ấm của con người.

Ngày nay, mỗi lần đọc lại lịch sử, cảm thấy ngùi ngùi và thương xót biết bao cho dân tộc mình, bỗng dưng trở thành nhược tiểu, vì cả nước mù quáng nên bị Hồ Chí Minh, thắng một vụ lừa bịp bẩn thỉu nhất, trong dòng sử Việt, từ vụ cướp chính quyền tháng 8-1945, cho tời sự lãnh đạo của cộng sản trong chín năm kháng Pháp. Cũng từ đó, người Việt quốc gia coi như đứng trước ngã ba đường sinh mệnh và dù có chọn lối nào chăng nữa, rốt cục cũng chỉ dẫn tới địa ngục mà thôi.

Năm 1951, thống chế De Lattre de Tassigny sau khi chận đứng Việt Minh tại Vĩnh Yên, Bắc Việt, đã lên lớp người Việt lúc đó thụ động, hèn nhát, không chịu ra chiến trường để bảo vệ quê hương mình. Trong cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1955-1975), thế giới bên ngoài, qua tuyên truyền từ báo chí của VC và truyền thông Mỹ, Tây Phương, nên đã đánh lận cuộc xâm lăng của cộng sản quốc tế, thành một tấn tuồng chống ngoại xâm của Hà Nội. Nữ ký già Ý là Oriana Fallaci, trước trận mùa hè đỏ lửa 1972, khi tới Hà Nội phỏng vấn, Võ Nguyên Giáp, mới biết Bắc Việt đã nướng trên 800.000 sinh mạng bộ đội tại Miền Nam, trong thời gian qua, trước khi tiếp tục nướng trong trận hè đỏ lửa 1972 và địa ngục Xuân Lộc tháng 4-1975. Điều này cho thấy là Cộng Sản không bao giờ thiếu nhân lực, tiếp tế lẫn tình báo. Ngược lại thì mai mỉa biết bao, trong cách đối xử của người dân ta đối với phe mình, nhất là những vùng bị giặc tạm chiếm hay là xôi đậu. Nói chung, Chính phủ VNCH trong suốt 20 năm, cố gắng gần như tuyệt vọng, chỉ mong mang lại cơ hội sống tự do, no ấm cho người dân, nhưng giống như ngày trước, vì quá khao khát độc lập, nên người dân đã khoán trắng cho họ Hồ và đảng. Lần nữa, trong cuộc chiến, họ cũng bỏ mất cơ hội cuối cùng. Nói như vậy để mọi người thấy rõ thân phận của người Lính Miền Nam, qua tấm lòng hy sinh cao cả, trong gần một phần tư thế kỷ, phải chiến đấu ở một chiến trường bất hạnh, thù nghịch, dù rằng những người Lính ấy, đã phải đem cái mạng sống cùng với hạnh phúc của cá nhân và gia đình mình, bảo vệ làng xóm, chùa nhà thờ và sinh mạng của người dân miền Nam, trong đó có nhiều kẻ đang chực chờ giết hại Lính. Dù vậy, bao nhiêu xương máu của QLVNCH nói chung, đã hy sinh vô cùng ý nghĩa, phần nào đã mang đến no âm tự do cho mọi người, dù chính quyền quốc gia chưa được toàn hảo trọn vẹn như mong muốn, trong thời gian 1955-1975.

Ra đời từ năm 1950 nhưng quân đội Quốc Gia VN, coi như chỉ được chính thức nhìn nhận bằng văn kiện hành chánh, trong ngày Quân Lực 19-6-1965. Sự nghịch lý này, phần nào nói lên những bất hạnh chồng chất, đã và sắp tới với một quân đội mang đầy máu lệ, ngay từ ngày thành lập. Sự lộng hành của báo chí và truyền thông Mỹ, gần như trong suốt cuộc chiến, đã trút hết căm hờn lên quân đội VNCH, làm tác hại ghê gớm đến tinh thần chiến đấu của người lính, đến nỗi nhà báo Mỹ là Robert Elegant phải ngao ngán viết rằng, chiến tranh VN trước hết đã thua trong trận giặc miệng và nước bọt tại hậu phương.

Ngày 17-4-1961, tổng thống Mỹ John F Kenedy, nghe xúi dại của CIA, dưa 1000 quân đổ bộ lên đảo Cuba, lật đổ Trùm Fidel Castro nhưng kế hoạch Bay of Pigs hoàn toàn thất bại, lực lượng đổ bộ bị bắt sống gần hết và Mỹ phải đem máy cầy cùng xe ủi đất, chuộc tù binh về. Thua me gỡ bài cào, Kenedy đem con thiêu thân Nam VN làm vật tế thần, gỡ thể diện. Sứ mệnh này, được giao cho Đại Tá Lansdale, mở cuộc chiến tranh bí mật (The Secret War) tại miền bắc VN và Lào, nói nôm na là màn đem con bỏ chợ. Tiếp tới là sự ngây thơ của Mỹ, dại dột ký thỏa ước trung lập Lào, giúp Bắc Việt mượn đường xăm lăng miền Nam. Cuối cùng là gởi 12.000 cố vấn sang Nam VN, sau khi bị Trùm đỏ Liên Xô là Khrushchev nhục mạ tại bàn hội nghi thượng đỉnh. Tóm lại như Edward Weintal và CharleBarlett viết trong ‘Facing the Brink‘, thì Kenedy đã nghĩ rằng đưa vài chục ngàn cố vấn vào VN, để buộc Hà Nội từ bỏ mộng cuồng xâm nhưng đó lại là sự điên rồ, để cho giặc có cái cớ, gây chiến tranh xâm lược VNCH mà thôi. Máu VN bắt đầu đổ từ đó, bởi sự ngông cuồng lếu láo của tổng thống Mỹ.

Với tổng thống Lyndon Johnson, thì tình trạng VN càng thê thảm hơn, vì rõ ràng khi lên thế chức tổng thống Hoa Kỳ, thay Kenedy bị ám sát, Johnson chỉ vì rất sợ bị đảng Cộng Hòa buộc tội quá nhu nhược khi đương đầu với cộng sản, nên đã đưa nước Mỹ và Miền Nam VN vào một cuộc chiến tranh kỳ lạ nhất trong lịch sử , với sách lược ‘không cho thắng‘. Như John Fisher, đô đốc của Anh đã viết: ’thực chất của chiến tranh là tàn bạo, đánh giặc mà cầm chừng là ngu xuẩn, nên muốn đạt chiến thắng, phải đánh mạnh và đánh khắp nơi‘. Theo các nhà quân sử, trong chiến tranh VN, Mỹ chỉ cần phong tỏa đường biển, oanh tạc biên giới Việt-Hoa-Lào và cho lệnh QLVNCH tấn công trả đũa vào Bắc Việt, thì giặc đã yên từ lâu. Nhưng Johnson thì làm ngược lại, hạn chế tối đa các mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Việt, với lý do sợ chọc giận Bắc Kinh. Tại Lào, các căn cứ của Bắc Việt được coi là bất khả xâm phạm, cấm tấn công. Đồng thời Johnson đưa đề nghị viện trợ kinh tế, dụ Việt Cộng chấm dứt xâm lăng Miền Nam, nên đã bị giặc Cộng khinh bỉ xem thường, vì đã biết được con bài tẩy ‘kém nhất’ trong quân bài Domino, chính là siêu cường Hoa kỳ, mà khối cộng sản lúc đó ngạo là con cọp giấy...

Với tổng thống đảng cộng hòa Richard Nixon, ngoài bệnh chủ quan, tự tin, tự tôn của Kennedy, Johnson còn là một tổng thống Mỹ liên hệ sâu đậm nhất trong chiến tranh VN, bị kết tội là kẻ xảo quyệt, bội tín, bất nhân, nên dân chúng Mỹ ghét nhất. Do thành tích bán đứng Nam VN cho cộng sản đệ tam quốc tế vào ngày 30-4-1975, cũng như tội đã liên kết với trùm đỏ Mao Trạch Đông năm 1972, vì lợi lộc của Mỹ mà phản bội thế giới tự do, nhân quyền, nên sau 25 từ chức tổng thống, được các nhà báo Mỹ xếp hạng, chỉ đứng trên tổng thống trốn quân dịch là Bill Clinton.

Thành tích khôi hài nhất của cặp Nixon-Kissinger là chủ thuyết ‘Nixon’, hay ‘VN hóa chiến tranh’, thực chất là cuộc chạy làng, bỏ bạn, vô liêm sỉ của một siêu cường số 1 lúc đó và ngay cả bây giờ. Nói rõ hơn, Nixon chỉ vì quyền lợi cá nhân, nên tuyên bố ‘đơn phương’ rút quân, trong lúc đang hợp đồng chiến đấu với nhiều quốc gia khác. Đây là một sự lố bịch và còn tàn nhẫn đối với sự sống chết của VNCH. Trước tin này, Hà Nội chỉ cần ngồi chờ để thừa cơ đánh lén. Riêng những màn dội bom và đánh vào mật khu Mỏ Vẹt tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào 719 cũng là những trò bịp, dùng máu xương của QLVNCH lót đường cho cặp Nixon-Kissinger, mua thời gian cho quân Mỹ về nước sớm hơn hai năm, trước khi Nixon tái ứng cử vào năm 1972. Trong hồi ký ‘A Sldier’s Report‘ của tư lệnh Mỹ tại VN, tướng Westmoreland đã vô cùng cảm phục và thương xót người lính VNCH, tham dự trong chiến dịch Lam Sơn 719. Ông đánh giá cao QLVNCH, khi cho biết, chính kế hoạch này là của Kissinger, định dùng 60.000 quân Mỹ nhưng rồi thấy không chắc thắng trận, nên đã bỏ ý định và bắt ép tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thi hành. Theo sử liệu, trong trận này, VNCH chỉ có 17.000 quân và dù bị tổn thất nặng, do Mỹ thất hứa không yểm trợ đủ hỏa lực pháo và không yểm, nhưng Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng đã đạt được mục đích cuối cùng, là đặt chân vào cứ điểm Tchepone như Nixon mong muốn.

Tóm lại suốt cuộc chiến 1960-1975, người Mỹ lúc nào cũng muốn QLVNCH chiến thắng cộng sản quốc tế, trong khi chính mình không làm được. Vô lý hơn là bó buộc người lính Miền Nam phải chiến đấu, trong khi không cung cấp đầy đủ vũ khí, quân dụng, kể cả việc ngăn cấm không cho tấn công giặc. Chưa hết, chỉ vài ngày sau khi Nixon nhậm chức tổng thống lần 2, thì quốc hội đảng dân chủ Hoa kỳ, đã cắt xén những hứa hẹn mà Nixon hứa với Nam VN trước khi VN hóa. Tồi bại nhất là quốc hội của đảng dân chủ, đòi Nixon phải tiết lộ bí mật quốc phòng, để kịp báo cho Hà Nội, tấn công VNCH. Cuối cùng lý do mà Việt Cộng phải ký với Mỹ tại Ba Lê tháng 1-1973, nói chung là không còn chịu nổi những đợt oanh tạc khủng khiếp và hàng rào thủy lôi quanh hải cảng Hải Phòng nhưng trên hết, theo tố cáo của nhân chứng Stephen Young, vì cặp Nixon-Kissiger cam kết với VC, là sẽ không đòi quân Bắc Việt rút về lại bên kia vỹ tuyến 17 như tinh thần hiệp định Genève 1954, nên Hà Nội mới ký THỎA HIỆP BỊP, còn Mỷ thì ký BẢN KHAI TỬ VNCH.

Sau này chính Stephen Young đích thân tới hỏi Nixon, có biết Kissinger tự ý sửa ‘Bản đề nghị ngưng bắn của đại sứ Mỹ ở VN là Bunker không‘, Nixon trả lời ‘KHÔNG‘. Một điều bí mật khác, là Kissinger trong thời gian hành sử chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho TT. Mỹ, đã hoàn toàn học theo đúng sách lược của tên điệp viên Pháp thân cộng Jean Saintery (đại diện phe De Gaulle năm 1945 ), một kẻ đã từng hợp tác với Hồ Chi Minh, để thực dân Pháp công khai trở lại Bắc Việt năm 1946. Chính Saintery đã chỉ dậy bài bản, giúp Kissinger bán đứng Nam VN cho Hà Nội, gián tiếp trả thù việc chính phủ VNCH theo Mỹ, hất chân thực dân ra khỏi đất Việt.

Cũng liên quan tới Người Lính VNCH, qua tài liệu của MACV mới phổ biến, cho biết, suốt cuộc chiến, Nam VN đã có nhiều binh sĩ đào ngũ nhưng đó lại là một điều rất kỳ lạ, vì Lính đào ngũ không phải để đầu hàng Việt Cộng, mà họ muốn trở về nguyên quán đầu quân vào các đơn vị địa phương, để chiến đấu gần gia đình mình. Tình yêu quê hương của người Việt là vậy đó, chỉ khi nào không còn con đường nào khác để lựa chọn, họ mới đành gạt lệ bỏ xứ mà trong đau khổ. Cho nên đâu lạ, năm 1954, chia đôi đất nước, không riêng gì 300.000 binh sĩ và gia đình của Quân đội Quốc Gia, mà còn cả triệu người dân bình thường khác, đứt ruột, lìa nơi chôn nhao cắt rún ở miền Bắc, để di cư vào Nam, vì họ không muốn sống chung với cộng sản bạo tàn. Còn Dwight Owen cố vấn Mỹ thì nói QLVNCH không có những thứ tối thiểu mà các quân đội nước khác có, từ lương bổng, khẩu phần hành quân, nghĩ phép... tới tình thương làng xóm. Chính những điều này làm giảm sút tinh thần và hiệu năng chiến đấu. Nhưng tất cả cũng đều là phép lạ, khiến cho người lính Miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng tại Sài Gòn, trong khi Quân Đoàn 4 vẫn an toàn và chờ Chính phủ trung ương di chuyển tới, để lại tiếp tục chiến đấu, thì có lệnh buông súng đầu hàng giặc.

Tổng thống Nixon những ngày cuối đời, trong tác phẩm ‘No more Vietnams‘ nói rằng nếu tin vào báo chí Hoa kỳ, thì VNCH không còn tồn tại sau khi Mỹ rút quân hoặc khi Mỹ chưa tới giúp. Điều này cho thấy QLVNCH rất anh dũng, kiêu hùng và qua những bản phân tích quân sự khách quan, thì lính miền nam giỏi gấp 10 lần bộ đội miền bắc về mọi mặt, kể cả nhân cách và tình người. Phân tích gia Allan Goodman, năm 1983 trong cuộc hội thảo đề tài rút kinh nghiệm chiến tranh VN, quy tụ 50 học giả, tại Smithsonian Hoa Kỳ, đã ca tụng tinh thần chiến đấu anh dũng của người lính miền nam, họ đã tử trận trên 200.000 người và hơn nửa triệu thương binh. Nhưng có lẽ mai mỉa nhất là lời của Lewis Walt, tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã viết:

‘Không phải ngồi biểu tình, ăn chơi, trốn lính đi tu hay làm báo, viết văn, lấy Mỹ tại Sài Gòn-Huế, mà có một con số chết và bị thương như vậy’.

2-SƯ ĐOÀN 18BB VÀ CÁC ĐƠN VỊ TĂNG VIỆN, TỬ CHIẾN VỚI CỘNG SẢN QUỐC TẾ TẠI XUÂN LỘC THÁNG 4-1975:

Sau ngày Sài Gòn thất thủ, ngày 2-5-1975 Peter Kahn chủ bút Wall Street Journal, giải báo chí Pulitzer, đã viết bài truy điệu Nam VN đăng trên báo này ‘Quả thật sau cùng, quân lực VNCH đã rã ngũ vì tuân theo lệnh của tổng tư lệnh quân đội lúc đó, là tổng thống hai ngày Dương Văn Minh. Nhưng đó không phải là một quân lực hèn nhát hoặc vô dụng, vì có một vài phần tử quan quyền đào ngũ chạy theo Mỹ. Sự thật, quân đội VNCH rất vững mạnh và chiến đấu dũng cảm khắp các mặt trận, đặc biệt là từ mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định và An Lộc. Đó là một quân đội xứng đáng được biết ơn, ca tụng vì đã giữ được từng mảnh đất quê hương, trước cuộc xâm lăng của cộng sản quốc tế, trong nhiều năm qua. Và cuối cùng vào những tuần lễ chót của tháng tư, khi người Mỹ đã chấp nhận đầu hàng giặc, thì người Lính VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu khắp nơi, và mặt trận XUÂN LỘC đã trở thành mồ chôn tập thể của những kẻ xâm lăng, bạo tàn. Nhờ vậy, một số người, VN lẫn Mỹ mới có cơ hội trốn chạy ra ngoại quốc, thoát được cảnh tù đầy địa ngục, chốn nhân gian cùng khốn tận tuyệt của cõi đời, khi rợ Hồ từ miền Bắc vào Nam làm chủ. Một số ít này, hiện nay, dù đã cuối đời nhưng vẫn không giữ nổi khí phách và danh phận của đấng trượng phu, tướng lãnh, trí thức, khi đã quay lưng phản bội dân tộc, bôi mặt hợp tác với giặc, đề dầy xéo thêm nỗi đau tận tuyệt của đồng bào mình trong suốt 30 năm quốc hận, đối lấy chút hư danh cặn thừa trong vũng bùn ô uế xã nghĩa. Đây là những hình nộm nói tiếng người, hằng ngày được VC bêu xấu trên báo chí, để miệng đời bôi bác rủa trù, chẳng những riêng chúng, mà lây xấu tới con cái dòng họ.

Tháng tư ở Long Khánh, trời thường đổ những cơn mưa rào như trút nước, nhiều lúc lính đang hành quân trong rừng, có cảm tưởng như mình đang lênh đênh bơi trong biển khổ của cuộc đời.


Và tháng tư năm 1975, trời hình như biết trước cơn bão táp của miền Nam, nên đổ mưa rất sớm. Trong mưa có gió, nên khiến cho cả thị xã Xuân Lộc, đỏ ối một màu vì xác hoa phượng vĩ ven đường, bị gió mưa dồn dập.

‘... đêm nay Xuân Lộc, vầng trăng khuyết

như một vành tang trắng đất trời

chân theo quân rút, hồn ta ở

nghe nước La Ngà cuồn cuộn trôi

...em ơi tiếng tắc kè thê thiết

gọi giữa đêm dài quá lẽ loi

chân bước, nửa hồn chinh chiến dục

nửa hồn Xuân Lộc, gọi quay lui..’.

(thơ của Nguyễn Phúc Sông Hương).

Xuân Lộc là chiếc nôi đầu đời, mà người lính Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43 Biệt Lập, của Đại uý Ngô Văn Diệp, từ miền xa cao nguyên Di Linh, tới hành quân và tru đóng vào giữa tháng 4-1964, coi như là đơn vị tiền phương thành lập Sư Đoàn 10 bộ binh vào ngày 16-5-1965, gồm ba Trung Đoàn biệt lập, kỳ cựu của quân lực VNCH là Trung Đoàn 43, 48 và 52.

Trung Đoàn 43 bô binh thoát thai từ Trung Đoàn 404 thành lập tại Phan Thiết ngày 1-8-1954, trước khi biệt lập, trực thuộc SD5 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ... tại Nam Phần vào năm 1955. Trung Đoàn 48 bộ binh thoát thai từ Trung Đoàn 203 bộ binh, gồm các tiểu đoàn 47, 702 và 52.

Sau đó cải thành Trung đoàn 48 bộ binh, thuộc Sư Đoàn 16 khinh chiến, gồm các Trung Đoàn 46, 47 và 48. Năm 1958 qua đợt cải tổ, SD16 khinh chiến bị bãi bỏ, các Trung Đoàn 46,47 và 48 trở thành biệt lập. Sau này, Trung Đoàn 47 bô binh cùng với Trung Đoàn 43 qua nhiều lần hoán đổi đơn vị, để trực thuộc SD23 bộ binh, cuối cùng Trung Đoàn 46 thuộc SD25BB, Trung Đoàn 47 thuộc SD22 BB và Trung Đoàn 48 thuộc SD18 BB. Riêng Trung Đoàn 52 được thành lập ngày 1-12-1954 tại Đệ 1 Quân Khu, gồm các Tiểu Đoàn 54 BVN, 704 và 713. Về Trung Đoàn này, ngày 14-2-1968, tướng Wheeler, chủ tịch Liên quân Mỹ, khi trả lời với báo chí, trong cuộc điều trần trước Hạ Viện Mỹ, là sáng nay tướng Westmoreland có báo, là đã tới thăm Trung Đoàn 52 biệt lập, đóng ở phía nam Đà Nẳng, để chúc mừng và tưởng thưởng cho Họ vì đã chận đứng được Sư Đoàn 2 Bắc Việt, trong mưu toan chiếm Đà Nẳng, vào Tết Mậu Thân. Hai tiểu đoàn nổi tiếng nhất của SD18/BB là TD2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và TD1/52 của Đại Uý Nguyễn Văn Út, nhiều lần được vinh danh trước quân đội, vì thiện chiến và là đơn vị bắn cháy nhiều xe tăng của Bắc Việt tại trận địa. Năm 1974, hai chiếc T54 và PT76 của Bắc Việt, bị hai đơn vị trên bắn cháy, được kéo về làm kiểng trước sân Dinh Độc Lập, sau khi mất nước, mới bị VC phi tang.

Sư Đoàn 10 BB sau đổi thành SD18BB vào ngày 1-1-1967 qua đề nghị của Tư lệnh lúc đó là Chuẩn tướng Đổ Kế Giai. SĐ mang phù hiệu Nỏ Thần, đang lướt trên hai nền màu xanh da trời đậm và lợt, tượng trung cho bước chân của lính trong cõi mông mênh cùng tận, mà Nguyễn Cộng Trứ khi đề cập tới chí nam nhi, đã viết: ‘tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, làm cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng‘. Từ năm 1965-1969 qua các tư lệnh như Đại Tá Nguyễn Văn Mạnh (16/5/1965-10- 8-1965), Chuẩn Tướng Lữ Lan (10/8/1965-15/ 9/1966), Đại Tá Đổ Kế Giai (15/9/66-20/ 8/69), trong giai đoạn này, Sư Đoàn 18BB bao vùng Khu 31 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu, thuộc Vùng III Chiến Thuật. Từ ngày 20-8-1969 tới 4-4-1972, tư lệnh là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, vì bị Quân Đoàn III, chia chặt thành từng mãnh, tăng phái khắp nơi, dưới quyền của các SD5 và 25 BB, nên binh sĩ có mặc cảm là đơn vị trừng giới, khiến cho SD18 BB, bị xếp hạng chót trong bảng xếp hạng đơn vị thuộc QLVNCH...

Cá sống nhờ nước, lính chiến đấu giỏi khi gặp được cấp chỉ huy tài ba, can trường, thương lính và trên hết phải biết lội với lính trước súng đạn... Ngày xưa, qua huyền thoại, điển tích và sách vở, ta biết giai nhân cùng danh sĩ, như có duyên nợ với nhau từ tiền kiếp. Dương Chí Hoán đời Đường, nổi danh nhờ một ca kỷ hát bài Lương Châu Từ của mình. Tô Đông Pha làm giúp một bài phú cho ca nhi Triệu Vân, mà lấy được một người vợ tài hoa ý hợp nhưng cảm động hơn hết, có lẽ là Giang Châu Tư Mã-Bạch Cư Dị (772-846), trong một đêm mưa rơi tầm tả, tiễn bạn trên Bến Tầm Dương, tình cờ gặp lại người ca kỷ năm nào nổi danh tài sắc chốn Trường An, qua một bản đàn tuyệt diệu, Danh Sĩ đã cảm hứng viết Trường Ca ‘Tỳ Bà Hành’ cổ kim bất hủ.

Trong đời binh nghiệp cũng vậy, suốt cuộc chiến VN, những nguời lính nhảy dù, biệt kích, thủy quân lúc chiến, biệt động quân... được đồng bào miền nam thân thương quen gọi là các thiên thần, bởi vì hầu hết các đơn vị trên đã có nhiều cấp chỉ huy tài ba can trường. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa... luôn hòa mình với thuộc cấp của mình tại các tiền đồn hẻo lánh, bên những đơn vị nghĩa quân, cảnh sát dã chiến, xây dựng nông thôn và địa phương quân tại chiến trường. Nhờ vậy hai tỉnh Chương Thiện-Bình Thuận, bị cộng sản quậy phá nhiều nhất, lại là hai địa phương an ninh hạnh phúc cho tới 30-4-1975. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) dù bị lịch sử phán xét thế nào cũng kệ nhưng rõ ràng nhất, ông là một cấp lãnh đạo can đảm, biết chia xẻ gian lao, máu lệ với người chiến sĩ đang lăn xả trong bom đạn sa trường nguy hiểm nhất, ngay lúc trận tuyến chưa im tiếng súng, tại Quảng Trị, KonTum, An Lộc, Bình Định... Tương tự, những người lính Nỏ Thần Miền Đất Đỏ, đã tao phùng-kỳ ngộ với một cấp chỉ huy năng động, thích hợp với những lính biệt lập 43, 48 và 52 đã từng bị đầy ải khắp mọi miền đất nước, đâu có khác gì các Đơn Vị Biệt Động Quân Biên Phòng, Biệt Lập, không biết ai là Cấp Chì Huy tối cao của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt, đã vực dậy một Đại Đơn Vị sắp quỵ vì quá nản phiền. Nhờ đó mà SD18 BB từ đội đít, lần lần dọc ngang và cuối cùng, đứng ưỡn ngực với các Đơn Vị khác của Quân Lực trong bảng xếp hạng cuối đời.

Ngày 4-4-1972, Đại Tá Lê Minh Đảo làm Tư Lệnh SD18 BB, thế Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ. Gọi là Sư Đoàn Trưởng cho oai, chứ lúc đó quân số còn lại của SD18BB vỏn vẹn chỉ có DD18 Trinh Sát, DD48 Trinh Sát và 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 48BB. Tất cả lính của Sư Đoàn từ Thiết Đoàn 5 kỵ binh, Trung Đoàn 43, 48, 52 đều bị Quân Đoàn III xử dụng, tận góc biển chân mây, khiến cho Tư Lệnh SD18BB lúc đó, thật ra còn thua Tiểu Đoàn Trưởng, vì trong tay không còn một đơn vị nào thuộc về mình., để chỉ huy xử dụng.

Khởi sự từ con số không, Tướng Đảo, một sĩ quan thường bị cười nhạo là hành chánh vì quẩn quanh chỉ làm quận trưởng, tỉnh trưởng. Nhưng đó là một nhận xét có ác ý ganh tỵ, vì qua kinh nghiệm lịch sử cận đại VN, không thiếu gì những vị tá, tướng... một đời lăn xả ngoài trận mạc, vẫn không được đời xưng tụng là tài giỏi. Để chứng minh người thật việc thật, tri hành phải hợp nhất, qua việc hành sử lúc ban đầu, với số đơn vị ít ỏi trong tay, đã biết khôn khéo, cũng như bỏ cái quan niệm ‘lính chính quy-lính bảo an’, trong việc phối hợp hành quân cùng các Đơn Vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Bình Định Xây Dựng Nông Thôn, kể cả Cảnh Sát Dã Chiến (Lúc đó toàn là chủ lực quân biệt phái hay thuyên chuyển về gần nhà)... tại các Tiểu Khu Long Khánh, Phước Tuy, nên chỉ một thời gian ngắn đã bình định xong vùng này. Rồi thì lần lượt Quân Đoàn III, trả lại các Trung Đoàn cơ hữu của SD18BB cho tướng Đảo. Lúc đó,Trung Đoàn 52BB, đang hành quân tại Bình Long, Trung Đoàn 48BB trách nhiệm giữ nhà, nên chỉ còn Trung Đoàn 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, cùng tư lệnh là Đại Tá Đảo, xông pha hầu hết các miền đất dữ của VC lúc bấy giờ, dẹp tan chiến khu Chà Rầy, Trung Lập, Củ Chi để giải vây cho quận Trảng Bàng. Tiếp đến, Trung Đoàn 43 và Tướng Đảo lại vào Bến Súc, Dầu Tiếng, giải vây Đồn Điền Michelin, giữ được con đường huyết mạch từ Bình Dương-Bến Cát, mà trong trận Mùa hè đỏ lửa 72, quân tiếp viện của ta sử dụng để vào An Lộc.

Tới cuối tháng 6-1972, SD5BB của Tướng Lê Văn Hưng, tuy vẫn giữ vững An Lộc nhưng đã bị tổn thất nặng nề, nên được điều động ra khỏi trận địa. Các đơn vị tăng phái của Vùng 4 CT như SD21BB, Trung Đoàn 15/SĐ9BB..cũng được trả về bản địa. Do trên, Quân Đoàn III, sau khi hoàn lại đủ quân số cho Tướng Đảo, đã điều động toàn bộ SD18BB vào An Lộc, phối hợp với Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân của Trung Tá Ngô Minh Hồng, chiếm lại toàn vẹn lãnh thổ Bình Long. Tháng 12-1972, sắp đến ngày ký Hiệp Định Paris, nên VC lại ồ ạt dành dân chiếm đất, vì vậy QDIII giao Bình Long-An Lộc cho Biệt Động Quân và sử dụng SD18BB như một đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Đoàn. Thời Trung Tướng Phạm Quốc Thuần thay Tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư Lệnh QDIII, ngày 7-11-1973 đã cho tái lập lại Lực Lượng 3 Xung Kích, trước sau vẫn do Chuẩn Tướng Kỵ Binh Trần Quang Khôi, là một trong những tướng lãnh tài ba, anh hùng của QLVNCH chỉ huy. Đại đơn vị này có bảng cấp số tương đương với một sư đoàn bộ binh nhưng về hỏa lực có phần hùng mạnh hơn vì được phối hợp tác chiến giữa bộ, thiết giáp và pháo binh, gồm 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp 315,318 và 322. Các Chiến Đoàn đều tổ chức giống nhau, gồm 1 Tiểu Đoàn BDQ, 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa 113, 1 Chi Đoàn Chiến Xa M48, 1 pháo đội cơ động 105 ly gắn trên xe M548 và 1 Trung Đội Công Binh. Đây là đơn vị trừ bị thứ 2 của QDIII, sau ngày ký hiệp định Ba Lê năm 1973. Từ đó chiến cuộc càng ngày càng tàn khốc, Bắc Việt ngoài số bộ đội có sẵn được Mỹ cho ở lại, còn có nhiều sư đoàn khác cũng ào ạt vào Nam, vì đường mòn Hồ Chí Minh coi như đã bị bỏ ngõ, tấn công khắp mọi nơi nhưng dữ nhất vẫn là những địa danh sát nách Sài Gòn như Định Quán, Củ Chi, Tam Giác Sắt, Phước Tuy... hầu hết những vùng trên đều thuộc trách nhiệm của SD18BB. Tóm lại, từ năm 1972 tới đầu năm 1975, SD18BB dưới quyền của Tướng Lê Minh Đảo, gần như xông pha trăm trận, nên đã hy sinh rất nhiều quân nhân các cấp. Nhờ vậy mà người lính Nỏ Thần đã trưởng thành trong khói lửa, quân kỳ của Sư Đoàn được gắn nhiều anh dũng bội tinh, mang giây biểu dương màu quân công bội tinh, nhờ niềm hãnh diện đó, dân và lính miền đất đỏ, đã đánh một trận cuối cùng với giặc tại Xuân Lộc, vừa rửa hận cho Dân-Nước, vừa lưu danh ngàn đời trong Việt Sử, chống ngoại xâm do Bắc Việt mang từ Nga-Tàu về.

Tháng 4-1974, Thượng Viện Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Nam VN. Tại chiến trường, Bắc Việt xé bỏ hiệp ước vừa ký tại Ba Lê năm 1973, tấn chiếm Thường Đức và Trại Tống Lê Chân. Ngày 9-8-1974, Nixon từ chức tổng thống vì vụ Watergate mang theo hẹn hứa giúp VNCH xuống mồ, vì Ford lên thay không bao giờ đếm xỉa tới., hoặc có muốn giúp miền Nam, thì nói cũng chẳng ai nghe, vì ông không phải là vị tổng thống do dân bầu lên theo luật định.

Trước tình hình hỗn độn chính trị tại Mỹ, Bắc Việt tấn công và chiếm tỉnh Phước Long nhưng Hoa Kỳ vẫn im lặng, còn Ford theo B.Paulmer trong ‘The 25 th year war‘ năm 1984, đã tuyên bố là Hoa Kỳ dứt khoát không can thiệp vào chiến tranh VN. Thế là Hà Nội hồ hởi xâm lăng Miền Nam. Ngày 10-3-1975 đánh thành phố Ban Mê Thuột. Ngày 14-3-1975 rút bỏ cao nguyên bằng Liên tỉnh lộ 7, Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên. Ngày 20-3-1975 bỏ Huế, Quảng Trị. Nói chung hai cuộc lui quân, làm hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, gia đình binh sĩ, chết và bị thương thảm thiết vì hỏa lực của cộng sản, bắn nhắm vào những người dân lánh nạn, trong đó phần lớn là người già, đàn bà, trẻ thơ vô tội. Tổng thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên... chỉ một phút quyết định ngắn ngủi tại Cam Ranh đã làm mất 2/3 lãnh thổ, hủy diệt một nửa lực lượng quân lực tinh nhuệ của VNCH, trong đó có các Đại đơn vị ưu tú như SD Dù, Thủy Quân Lục Chiến, SD1, 23 BB và các Liên Đoàn BDQ... Như vậy sau ngày 2-4-1975, Quân Đoàn 1 mất hẳn, QD2 chỉ còn Ninh Thuận-Bình Thuận, nên sát nhập vào Quân Đoàn III. Phan Rang-Phan Thiết và Xuân Lộc, trở thành vùng hỏa tuyến, vì là cửa ngỏ ( quốc lộ 1 – 20), để Bắc Việt vào Sài Gòn.

Để tấn công Long Khánh –Xuân Lộc, cộng sản quốc tế Bắc Việt, tung vào chiến trường Quân Đoàn 4, gồm 3 Sư Đoàn 6, 7 và 341 và Sư Đoàn 7 Việt Cộng, do tướng Bắc Việt là Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiệp chỉ huy. Về VNCH, ngoài SD 18 BB với các Trung Đoàn 43 của Đại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công, Trung Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Thiết Đoàn 5 của Trung Tá Nguyễn văn Nô, Tiểu Khu Long Khánh của Đại Tá Phạm văn Phúc và các Đơn vị tăng phái như Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Ta Nguyễn văn Đỉnh, đặc biệt là Tiểu Đoàn 82 BDQ, thuộc LD24BDQ, của Thiếu Tá Vương Mộng Long, từ Quảng Đức, Lâm Đồng di tản về Xuân Lộc... cùng với các SD 3, 4 và 5 Không Quân, kể luôn các đơn vị Truyền Tin, Công Binh, đã đánh với quân xâm lăng cộng sản quốc tế, một trận để đời, như các trận Chí Lăng, Bạch Đằng, Chương Dương, Xuân Kỷ Dậu, Rạch Gầm Xoài Mút, mà tổ tiên ta đã lưu lại nghìn đời muôn kiếp cho con cháu sau này, trong dòng sử Việt...

Ngày nay đọc những trang sử trong cũng như ngoài nước, từ người thương cho đến kẻ thù Việt Cộng, kể cả bọn ăn cơm quốc gia thờ Hồ tặc, tất cả đều hớn hở hoặc cúi mặt, kính chào và ngưỡng mộ, cuộc chiến đấu thần thánh của người lính VNCH, trong lúc đất nước đã tận tuyệt, gần hết cấp lãnh đạo tối cao cõng vợ con và vàng bạc chạy theo Mỹ để cầu sinh, giữ chức. Giữa giờ thứ 25, trong lúc bên ngoài thì Đồng Minh phản bội, bên trong đầy rẫy bọn trí thức, cha-sư, đầu hàng giặc Cộng, toa rập trù dập và đâm sau lưng người lính trí mạng.

Trong Đại thắng mùa xuân, Văn Tiến Dũng, tổng tư lệnh bộ đội cọng sản Bắc Việt, đã thú nhận rằng Mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và đẫm máu ngay từ ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6,7,341 của ta, dù đã tấn công nhiều lần vào thành phố Xuân Lộc, nhưng nhiều lần đều gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung Đoàn 43 địch, nên bị tổn thất nặng nề...

... Các đơn vị pháo của ta, đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dược dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép bị bắn cháy, còn D.Todd người ký giả Pháp thân cộng, trong tác phẩm Cruel April, the fall of Sai Gon, đã viết tinh thần binh sĩ tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt, các đơn vị Dù và BDQ đã đến, đường Sài Gòn được thông. Các Sĩ quan QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác và nhanh chóng. Tình trạng chiến đấu của họ, gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ.

Như vậy qua hai lời phê phán trên, ta biết mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và tinh thần chiến đấu của người lính VNCH dũng mãnh phi thường. Được như vậy, trước hết theo lời của tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 BB cũng là Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh Xuân Lộc từ ngày 8-4-1975 tới ngày 20-4-1975, đó là tinh thần của người lính quyết tâm chiến đấu tới cùng vì từ trên xuống dưới không một ai đào ngũ hay bỏ theo giặc. Thứ hai do ta chủ động trận địa và sau rốt là tinh thần binh sĩ ổn định, khi thấy gia đình mình đã được di tản về hậu phương an toàn tại Biên Hòa.

CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC

Chiến trường Xuân Lộc gồm 3 mặt trận chính : Mặt trận Ngã ba Túc Trưng, thành phố Xuân Lộc và Khu vực Núi Chứa Chan-Gia Ray. Do nắm được tình hình chính sự, biết chắc khi Phan Thiết-Lâm Đồng thất thủ, Bắc Việt sẽ xuyên qua QL1 và 20 để về tấn chiếm Sài Gòn. Do trên Xuân Lộc sẽ là chiến địa đẫm máu. Biết như vậy, cho nên tướng Đảo sớm chuẩn bị trận địa để chờ. Trườc hết, khuyến khích dân chúng có phương tiện, nên về lánh nạn binh lửa ở Biên Hoà hay Sài Gòn. Đồng thời cho di chuyển trại gia binh, bệnh viện, thương bệnh binh cùng các phòng sở chuyên môn về hậu cứ tại Long Bình, làm một đầu cầu tiếp vận từ Trung ương tới Chiến trường. Tại Long Khánh, tướng Đảo cho sửa sang tất cả các phòng tuyến trong cũng như ngoài thị xã, đào giao thông hào khắp nơi, để chuẩn bị chiến đấu lâu dài.

Chiếm lại tất cả các vị trí cao quanh Xuân Lộc, để quan sát địch từ mọi hướng. Đem tất cả pháo dấu trong các vị trí đào sẵn, một số câu lên núi Thị và giao cho TD2/43 cuả Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế bảo vệ, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Khu Long Khánh và 2 khẩu khác cho Chiến Đoàn 43 của Đại Tá Lê Xuân Hiếu, trong thị xã Xuân Lộc sử dụng mà thôi. Lại đặt ba bộ chỉ huy Sư Đoàn, một tại Xuân Lộc, một tại Tân Phong và một trên núi Thị có TD2/43 bảo vệ. Tất cả các Bộ Tư Lệnh Hành Quân, đều giống nhau, được thiết kế đầy đủ máy móc truyền tin kể cả đài siêu tầng số. Trong số này, BTL/HQ trên núi Thị giao cho Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, TDT/TD2/43 trách nhiêm, như một đài liên lạc giữa Tướng Đảo và Quân Đoàn cũng như các cấp tại Trung Ương, nhờ máy móc siêu tần đặt trên núi cao nên rất mạnh. Ngoài ra, nhờ có ba BTL/HQ nên tướng Đảo để di chuyển liên tục, tránh phao địch. Về Truyền Tin của Ta cũng rất tài giỏi, nhờ thế nên đã bắt và giải mã được tần số của giặc, gần như biết trước lệnh tấn công của các đơn vị Bắc Việt, nên đã tránh được rất nhiều tổn thất. Riêng bộ tham mưu của SD18BB lúc đó gồm có : Tướng Lê Minh Đảo là tư lệnh SD, Đại Tá Lê Xuân Mai tư lệnh phó, Đại Tá Huỳnh Thao Lược - tham mưu trường SD, Đại Tá Hứa Yến Lến tham mưu phó hành quân tiếp vận và Đại Tá Dương Phun Sang chánh thanh tra SD. Theo tất cả các cấp chỉ huy thuộc SD18BB còn sống, hiện đang ở Mỹ, hầu hết ai cũng xác nhận một sự thật rất quan trọng, đó là khi quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Xuân Lộc, thì Tướng Lê Minh Đảo đang có mặt tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của SD18BB tại căn cứ Long Bình và chỉ một vài giờ sau đã bay vào biển máu bom đạn và xác người tại trận địa Xuân Lộc. Trong lúc đó, đại úy Nguyễn Khiêm, trưởng ban ba của TrD43/18 vì công vụ cũng có mặt tại Long Bình và chính Tướng Đảo đã ra lệnh cho phi công chiếc C&C của TL, chở ông ta vào BTL/HQ tại Tân Phong.

Bốn ngày đầu chưa có Lữ Đoàn 1 Dù tăng viện nhưng Chiến Đoàn 43 và các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân thiện chiến của TK Long Khánh, cùng TD82 BDQ vẫn giữ được Xuân Lộc. Từ ngày 12/4/75, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Tá Đỉnh tăng viện, đảm trách mặt trận Gia Ray-Chứa Chan, nên tướng Đảo đả dùng Trung Đoàn 48 và Thiết Đoàn 5 kỵ binh, làm lực lượng tiếp ứng khắp nơi. Cũng theo tướng Đảo, trong trận Long Khánh, chỉ có cứ điểm Ngã Ba Túc Trưng, do Chiến Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng trấn giữ, là khó khăn và ác hiểm nhất nhưng quân ta dù lực lượng ít ỏi so với quân biển người của Bắc Việt, vẩn anh dũng chống cự. Oanh liệt nhất là trận Đồi Móng Ngựa, chỉ có hai đại đội của TD3/52 do Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ, tức nhà văn nổi tiếng Ý Yên làm Tiểu Đoàn Trưởng, đã giữ vững vị trí từ ngày 10-4 tới 15-4-75, qua nhiều đợt tấn công biển người, cấp Trung Đoàn của SD6 Bắc Việt. Trận tử chiến trên Đồi Móng Ngựa cũng như hai trái bom con heo tại Dầu Giây Túc Trưng, đều là những huyền thoại đẹp nhất trên những trang cận sử vừa nở hoa vừa loang đỏ máu, mà sau này mỗi khi đọc tới, chắc ai cũng không thể ngăn nổi giọt nước mắt muộn màng, để khóc tủi cho những người lính trận năm nào, đã vì ai mà xả thân không tiếc hận.






Đánh mãi không lấy được Xuân Lộc, Văn Tiến Dũng điều động Trần văn Trà thay Hoàng Cầm nhưng chiến trường vẫn không thay đổi. Do trên Trà một mặt để SD7 VC ở lại cầm chân SD18 BB và Dù tại Xuân Lộc, mặt khác tấn công biển người vào các vị trí của Chiến Đoàn 52, mở một đường máu từ Túc Trưng xuyên qua Biên Hòa, đối mặt với các Đơn Vị phòng thủ của Lực Lượng 3 Xung Kích, của tướng Trần Quang Khôi. Riêng Chiến Đoàn 52 của Đại Tá Dũng, tuy bị tổn thất gần 1/2 quân số, nhưng cuối cùng vẩn mở được đường máu Từ ngã ba Túc Trưng về Biên Hòa.

HAI TRÁI BOM DAISY CUTTER VÀ CUỘC LUI QUÂN CỦA SD18

Trong Đứa con cầu tự , ông Nguyễn Cao Kỳ nguyên Thiếu tướng QLVNCH, cựu tư lệnh Không quân, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH từ 1967-1971, có viết rằng chính ông ta là nhân vật đã ra lệnh sử dụng bom con heo tại mặt trận Xuân Lộc. Ai cũng biết từ sau năm 1972, ông Kỳ đã là một tướng lãnh bị phế thải, ngồi chơi xơi nước, trong tay không quân, không đơn vị. Cũng từ đó cho tới ngày 29-4-1975 bay trốn ra biển để tới Mỹ hưởng vinh hoa phú quý, tướng Kỳ ngoài việc trồng khoai mì tại đồn điền riêng ở Khánh Dương-Khánh Hòa, thì gần hết thời gian quý báu còn lại của một tướng lãnh, chỉ lăn vùi trong rượu chè, mạt chược, đá gà và bar-bung gái vợ. Như vậy, sức nào để ra lệnh cho KQ đánh bom, một sự kiện quan trọng bậc nhất của an ninh quốc phòng quốc gia VNCH, lúc đó chỉ có chính Tổng Thống, Thủ Tướng và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH mới có thẩm quyền quyết định.

Bom Daisy Cutter, còn được gọi là bom con heo hay tiểu nguyên tử, có chiều dài và chiều cao gần tương đương với lòng chiếc vận tải cơ C130, trọng lượng là 7 tấn, gồm vỏ bọc và khối thuốc nổ 15.000 cân Anh TNT. Bom dùng mở bãi đáp cho cấp sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào. Với con người, bom có tầm sát hại trong vòng bán kính 5 dặm Anh, hút hết dưỡng khí, làm cho người bị chết ngạt. Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, Mỹ có để lại cho VNCH chừng 10 trái nhưng không có ngòi nổ. Trong trận Xuân Lộc, truyền tin của Bắc Việt gần như bị ta giải mả hết, nên nhờ đó mà Bộ tư lệnh của SD18BB đều biết trước. Nhờ vậy đã kịp thời xin không quân hay pháo binh, bắn hay giội bom vào các vị trí của địch hay xe tăng một cách vô cùng chính xác. Ngày 15-4-75, khi tướng Đảo nhận tin vị trí của Chiến đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, từ Ngã ba Túc Trưng xuống tới Dầu Giây, bị hai sư đoàn Bắc Việt 6 và 341 tràn ngập, nên đã xin tướng Nguyễn văn Toàn, tư lệnh QD3, trình Bộ TTM, sử dụng bom con heo, để ngăn chận và giải cứu Chiến đoàn 52. Do trên, trong ngày 15-4-1975, Bộ TTM đã dùng vận tải cơ C130A thả 2 trái bom khổng lồ này, xuống vị trí của Bắc Việt, từ Túc Trưng về tới Dầu Giây, khiến cả một quân đoàn Bắc Việt, gồm người, tăng, pháo như rối loạn trong ba ngày liền vì có quá nhiều thương vong. Vì Hà Nội la làng, Mỹ vi phạm hiệp định ngưng bắn, dùng bom nguyên tử và trở lại VN, nên Hoa Kỳ đã chở số bom con heo còn lại về Mỹ.

Ngày 16-4-1975, phòng tuyến tại Phan Rang vở, các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Pham Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn Thu Lương và hầu hết các sĩ quan cao cấp trong Bộ tư lệnh tiền phương của QD3, vì đi bộ với lính (dù có máy bay), và Đại Tá Lương, lúc đó đã cùng với các tiểu đoàn Dù về tới Cà Ná, nhưng ông cũng đã trở lại tìm hai tướng Nghi-Sang, nên đã bị giặc Cộng bắt giữa chốn ba quân. May mắn nhất vẫn là tướng Trần văn Nhựt, Tư lệnh SD2 BB đang tham chiến tại mặt trận, nhờ lanh lẹ, nên leo L19, chạy kịp xuống tàu hải quân, đậu trong vịnh Ninh Chữ, sau đo cũng là một trong nhiều tướng lãnh tới Mỹ sớm. Đêm 19-4-1975, Bình Thuận-Phan Thiết mất và Bình Tuy ngày 20-4-1975. Như vậy các tuyến phòng thủ trên QL1 và 20, dẫn về Long Khánh gần như khai thông. Tướng Nguyễn Văn Toàn vì không muốn Xuân Lộc, lúc đó lại trở thành một Điện Biên Phủ hay Khe Sanh, giữa trùng vây của hơn mấy vạn quân Bắc Việt như trước. Hơn nữa, khi Trần Văn Trà thế Hoàng Cầm, đã dùng SD7 Bắc Việt cầm chân quân ta, còn Lộ quân 4 thì tìm đường khác tại Ngã ba Túc Trưng về Biên Hoà. Ở đó, chỉ có Lực lượng 3 Xung Kích của tướng Khôi, cùng Trung Đoàn 8 /SD5BB tăng phái, nên không đủ quân chống giữa. Do trên tướng Toàn đã xin Bộ Tổng Tham Mưu, chấp thuận bỏ Xuân Lộc, rút toàn bộ lực lượng đang chiến đấu tại đây gồm SD18BB, TK Long Khánh, Lữ Đoàn Dù, BDQ về Phước Tuy, giữ Biên Hòa-Sài Gòn, và đã được chấp thuận, dù lúc đó, quân ta còn đầy đủ đạn pháo và tinh thần chiến đấu. Tại Gia Ray-Chứa Chan, Lữ Đoàn Dù-BDQ-Thiết Đoàn 5 và Trung Đoàn 48/18 đang gom SD7 Bắc Việt vào rọ, để tiêu diệt.

Theo tướng Đảo, thì vào lúc 9 giờ sáng ngày 20-4-1975, tướng Toàn thân hành bay trực thăng vào BTL.SD18BB tại chiến trường Xuân Lộc, ban lệnh RÚT QUÂN, BỎ LONG KHÁNH của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tới Tướng Đảo và CUỘC RÚT QUÂN hoàn toàn bằng đường bộ, không có ai được máy bay tới chở về. Quan trọng hơn hết, tất cả đều đi, không có 600 quân nào của Trung Đoàn 43, do Đại Tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại bán mạng, như một vài người đả vin vào tài liệu Mỹ, viết sử. Cảm động vô cùng, là khi Lữ Đoàn 1 Dù của Đại Tá Đỉnh rút quân, đồng bào công giáo ở các xã Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa... đã đồng loạt rút theo, làm cho cánh quân này vì phải bảo vệ đồng nào tị nạn, nên bị thiệt hại nhiều nhất.

Ngay khi nhận được lệnh, trong ngày 20-4-1975, tướng Đảo ra lệnh cho Lữ Đoàn 1 Dù, tấn công tới tấp SD7 VC để nghi binh. Trên núi Thị, rút hết pháo, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Đoàn 2/43 bắn cầm chừng, làm giặc không biết đâu mà mò. Cuộc lui quân, bắt đầu, lúc 8 giờ đêm 20-4-1975, bằng Liên Tỉnh lộ 2, Tân Phong-Long Giao-Bà Rịa. Đây cũng là một quyết định táo bạo, đồng thời cũng là một yếu tố bất ngờ mà Bắc Việt không bao giờ đoán nổi. Vì Liên tỉnh lộ 2 dài khỏng 40 km, từ khi quân Đồng Minh rút, đường đã bị bỏ hoang và trở thành căn cứ địa cuả các lực lượng Du kích tỉnh cũng như Trung Đoàn 33 chính quy Bắc Việt. Theo kế hoạch lui quân, Trung Đoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công mở đường. Cánh 2 là đoàn cơ giới, pháo, chiến xa Thiết đoàn 5 của Trung Tá Nô. Đặc biệt tướng Đảo, đã mang trả lại cho QD3 hai khẩu đại pháo 175 ly cho mượn, có tầm bắn xa trên 30 km, đặt trên xe xích. Tất cả lực lượng này do Đại Tá Hứa Yến Lến, tham mưu phó hành quân SD 18BB chỉ huy. Đơn vị kế tiếp là DPQ và NQ Long Khánh của Đại Tá BDQ. Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh. Cánh quân này, trong lúc rút bị đụng nặng, làm Trung Tá Tiểu Khu Phó tử thương. Còn Đại Tá Phúc bị bắt và giải ngay ra Bắc, chịu nhiều năm tù khôc hận như các cấp Sĩ quan/QLVNCH sau ngày 30-4-1975. Tướng Đảo đi bộ với cánh quân Trung Đoàn 43 của Đại Tá Lê Xuân Hiếu, hiện ở Oregon. Và cuối cùng là Lữ Đoàn 1 Dù đoạn hậu. Theo kế hoạch lui quân, Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Chế từ Núi Thị xuống sẽ đi trước Lữ Đoàn Dù, nhưng vì trục trặc chiến thuật, nên cuối cùng lại trở thành đơn vị cuối khi rời Long Khánh. Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công, nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính tướng Đảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm văn Phúc, Đại tá Đỉnh, Lữ Đoàn trưởng Dù... đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng ?

NGƯỜI VỀ TỪ ĐỊA NGỤC

Tiểu Đoàn Trưởng TD2/Trung Đoàn 43/SD18BB là Nguyễn Hữu Chế, xuất thân từ khóa 13, sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Từ năm 1972 khi Đại Tá Đảo, về làm tư lệnh SD18BB, thay tướng Thơ, lúc đó Trung Úy Nguyễn Hữu Chế ở TD2/43 nhưng sau những chiến công rền vang khắp các mặt trận từ Chà Rầy-Trung Lập, tới Tam Giác Sắt - An Điềm, chỉ trong 1 năm, đã được vinh thăng ngay tại mặt trận, Đại Uý rồi Thiếu Tá và giữ TDT.TD2/43 là một đơn vị cùng với TD1/52 của Đại Uý Út, là hai đơn vị kiệt hiệt nhất của SD18BB.

Theo lời Thiếu Tá Chế, thì trong đêm lui quân 20-4-1975, lệnh hành quân ghi rõ: kể từ 12 giờ đêm, TD2/43 sẽ trở về hệ thống liên lạc của sư đoàn. Tiểu đoàn sẽ di chuyẻn trước, sau đó là Lữ Đoàn 1 Dù, theo lộ trình về hướng Đức Thanh-Bà Rịa. Lệnh là vậy nhưng thực tế vô cùng khó khăn, vì khi Lữ Đoàn 1 Dù, cho lệnh TD2/43 trở về với hệ thống của sư đoàn 18BB, thì lúc đó đã 3 giờ sáng. Tiểu đoàn liền cho lệnh gom quân các tiền đồn về, trong đó có Trung Đội Biệt Kích hoạt động tận núi Ma, cho nên tới 5 giờ sáng mơi hoàn tất việc thu quân. Vì vậy khi xuống núi Thị, thì trời đã rạng đông. Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển theo lộ trình rút quân, gần tới Căn cứ Long Giao, lúc đó đã 7 giờ sáng, thì Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn Trưởng TrD52/18, bay trên chiếc C&C của Tư Lệnh, chuyển lệnh của Tướng Đảo, ra lệnh cho TD2/43 phải hủy bỏ lộ trình cũ như lệnh hành quân ban đầu và phải băng rừng, chuyển hướng về Long Thành, vì Bắc Việt đã phát giác SD18BB lui quân, mà đơn vị cuối cùng là TD2/43 nên ra lệnh cho SD7 VC phải truy sát cho tận tuyệt. Thật ra, lúc đó cũng còn một vài toán Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, lạc đàn chạy theo. Nhưng trong tình cảnh hiểm nguy đó, làm sao biết được ai là bạn hay thù, hoặc có thể VC đã theo kíp họ, nên TD 2/43 đã tìm cách đổi hương, để giữ mạng.

Khi rời núi Thị, quân số của TD2/43, kể cả tăng phái trong đó có nhiều SQ, HSQ, và binh sĩ Pháo Binh, hơn 600 người. Ngoài Hậu cứ của TD2/43 đã di chuyển trước với cánh quân của Trung Đoàn, Bộ Chỉ Huy TD ngoài TDT Chế, còn có TDP là Đại Uý Nguyễn Tấn Chi (Khóa 12 SQTB/TD), Trung Úy Võ Kim Thạch (DDT/DDCH), Trung Uý Nguyễn Văn Hào (DDT/DD1), Trung Uý Võ Văn Mười (DDT/DD2), Trung Uý Nguyễn Văn Hùng (DDT/DD3), Trung Uý Hà Văn Dương (DDT/DD4) cùng các Sĩ quan truyền tin, ban 2, ban 3, quân y, sĩ quan tiền sát viên pháo binh...

Nhưng sau lần liên lạc được với Đại Tá Dũng, TD2/43 coi như lạc lõng trong rừng sâu từ giây phút đó. Vùng này bốn bề xưa nay đầy rẩy các căn cứ cộng sản trong đó có mật khu Hắc Dịch nổi tiếng, đang có sự hiện diện của SD341 Bắc Việt tân lập. Từ đó, TD2/43 không còn ai liên lạc, chẳng có pháo binh, không quân hay thiết kỵ nào yểm trợ, vì mọi đơn vị bạn đều cách xa. Nhưng cũng may, từ khi được thành lập tại Phan Rí, tỉnh Bình Thuận vào năm 1955, qua danh xưng TD265, 84 sau đó là TD2/43 biệt lập cho tới ngày nay. Hầu hết các vị Tiểu Đoàn Trưởng như Đại Uý Nguyễn Văn Hai, cố Trung Tá Hắc Long Đỗ văn Tân, cố Trung Tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại và cuối cùng là Thiếu Tá Bảo Đinh Nguyễn Hữu Chế, tất cả đều là những đơn vị trưởng tài giỏi, đầy kinh nghiệm hành quân trong vùng, biết địa thế rõ như lòng bàn tay, mà không cần phải xem bàn đồ, nhờ vậy mới không bị biển người cộng sản tiêu diệt. Từ 9 giờ sáng, TD2/43 đã bắt đầu chạm địch ở phía tây căn cứ Long Giao, nhưng vì không có quân bạn yểm trợ, nên Thiếu Tá Chế đã cố gắng đoạn chiến, đổi hướng nhiều lần lộ trình, vì không muốn gây thương vong cho đơn vị. Đến chiều cùng ngày, khi TD2/43 vào tới bìa của một khu rừng rậm, sau khi nghỉ ngơi, Thiếu Tá Chế chia TD làm hai cánh, một do Đại Uý Chi TDP chỉ huy, để hành quân xuyên rừng về Long Thành. Cũng từ đó, TD chạm địch liên miên, đến đổi cánh quân do Thiếu Tá Chế chỉ huy, chỉ còn vỏn vẹn có 28 người. Cũng trong đêm đó, toán người của Thiếu Tá Chế lại bị lọt vào vòng vây, nhưng nhờ trong số này còn có Trung Đội Biệt kích thiện chiến nhất của TD, nên cuối cùng anh em thoát được.

Đến ngày thứ tư, TD đến gần Long Thành nhưng TT Chế vẫn không dám liên lạc truyền tin vì sợ lộ mục tiêu, dù lúc đó trên bầu trời lúc nào cũng có phi cơ của SD18BB bay tìm kiếm TD2/43.

Tại căn cứ Long Bình, tiền trạm của TD2/43 do Trung Uý Nguyễn Văn Thắng, SQ ban 1 chỉ huy hậu cứ, điều động quân xa vào các bìa rừng ven Long Thành để đón lính TD2/43., đã vượt thoát được vòng vây, trở về cõi sống. Nói chung, cánh quân do Đại Uý Chi, TDP chỉ huy gần như còn nguyên vẹn khi ra tới Long Thành. Nhưng trái lại, cánh quân của Thiếu Tá Chế lại đụng độ rất nặng, nhưng nhiều quân nhân còn sống sót, đã tìm được đường về điểm tập trung.

Dù đã liên lạc được với Đại Tá Hiếu Trung Đoàn Trưởng TrD43 vào buổi chiều ngày 24/4/1975 nhưng tới 9 giờ sáng hôm sau, bốn chiếc trực thăng của SD mới vào bốc người nhưng vẫn bị VC truy sát, không buông tha.

Tại căn cứ Long Bình, Tiểu Đoàn tập hợp lại, bổ sung và tiếp tục chiến đấu, sau khi thoát chết, để cùng với SD18BB và tướng Đảo, cũng như tất cả các đơn vị trưởng, chiến đấu cho tới ngày 30-4-1975, mới phải buông súng, rã ngũ vì lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Riêng Tiểu Đoàn Trưởng TD 1/43 là Đại Uý Chu hiện ở Úc nhưng vào ngày 12-4-1975 được thay thế bởi Thiếu Tá Tùng. Thảm nhất là Tiểu Đoàn Trưởng TD3/43, Đại Uý Du, ngày tan hàng về nhà, thì bị giặc bất ngay, đem thủ tiêu mất xác.

Trong Đại thắng mùa xuân, Văn Tiến Dũng, Tổng tư lệnh bộ đội miền Bắc, đã lấy lý do vì không kịp vẽ bản đồ Long Khánh, nên đã bị bại trận Xuân Lộc. Thật sự trong 12 ngày ác chiến, Bắc Việt đã tung vào chiến trường sáu Sư Đoàn, gồm 6, 7, 341, 325, 10 và 304 để chọi với SD18BB, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, TD82BDQ và các TD.DPQ, Trung Đội NQ của tỉnh Long Khánh. Kết quả có hơn 6000 cán binh bộ đội bị phơi thây tại chỗ và 37 chiến xa đủ loại bị bắn cháy.

Để tưởng thưởng những quân nhân có công trong trận Xuân Lộc, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng lúc đó là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, ban hành SVVT ân thưởng cho tất cả quân sự đã tham dự, được lên một cấp. Riêng Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh kiêm TL.SD18BB, được chính Tổng Thống Trần Văn Hương, vinh thăng Thiếu Tướng, đặc cách tại Mặt Trận từ ngày 25-4-1975.

Ba mươi năm qua, cuộc chiến đã tàn theo năm tháng nhưng hơn 80 triệu đồng bào trong nước vẫn không có đủ tự do để thở, cũng như có cơm ăn áo mặc., khiến cho đất nước càng ngày càng thảm thê héo hận.

Ngày nay ai có dịp được xuôi ngược trên các nẻo đường quê hương lửa khói xa xưa, từ cổng bắc của Thị Trấn Hố Nai, qua Bầu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, Dầu Giây, lên Kiệm Tân, Túc Trưng, Định Quán... hay về Xuân Lộc, Tân Phong, Long Giao, Gia Ray, không hiểu họ có còn nhớ chăng những ngày bi thảm tận tuyệt của đất nước vào cuối tháng 4-1975. Cũng chính tại Xuân Lộc, người dân cũng như lính tráng của miền cao su-đất đỏ, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc cộng xâm lăng Bắc Việt, đã phẫn nộ, tử chiến lần cuối cùng với rợ Hồ. Trong lúc tại Sài Gòn người ta tìm đường trốn khỏi nước, thì tại Xuân Lộc, người lính từ quan cho tới cấp binh nhì, binh sĩ quân dịch, từng giây lội trong hố máu, hầm xương, còn trên đầu thì đội bom hứng đạn, giành nhau từng vách tường cháy, đống gạch vụn, các công sự phòng thủ để giữ mạng. Tội nhất là những lính của TD2/43 đơn vị cuối cùng, đói khát chết chóc trong rừng sâu, giữa chốn ba quân, để tìm đường về cõi sống.

Bỗng dưng thấy thật u uất ngậm ngùi, khi vô tình đọc được bài cổ thi Lưỡng Tây Hành của Trần Đào thời Hậu Hán, nói lên thảm trạng chiến tranh, đến nỗi xác của những người lính tại sa trường, đã trở thành đống xương vô định cao hơn đầu, mà tại hậu phương những người thiếu phụ vẫn cứ mãi bên án trông chồng ngoài quan tái. Hỡi ơi mới đó mà đã ba mươi năm đoạn trường máu lệ, tóc xanh thành tóc bạc, bạn bè thân thương một còn, chín mất, lưu lạc khắp ngàn phương, khiến mất cứ mãi ngóng tìm.

ngày mai rồi có ngày nào,

theo chân voi trận, để vào Thăng Long...

Cái mộng năm xưa nay cũng còn là mộng, khiến giờ chỉ còn biết:

nghiêng bầu mà hỏi

thiên hạ mang mang

ai người tri kỷ

lại đây cùng ta cạn một hồ trường

hồ trường, hồ trường

ta biết rót về đâu ?

(thơ của Nguyễn Bá Trác)

Xóm Cồn tháng 3-2005

HỒ ĐINH

TD1/43/18BB- kbc 4424

THAM KHẢO :

- Chiến sử QLVNCH của Phạm Phong Dinh và Nguyễn Đức Phương.

- 55 ngày cuối cùng của Chánh Đạo

- Những ngày cuối cùng của VNCH, của Nguyễn Khắc Ngữ

- Tôn vinh Người Lính VNCH của Phạm Kim Vinh

- Nhật báo Tiền Phong, KBC hải Ngoại

- Tài Liệu của Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh SD18BB và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, TDT/TD2/43/SD18BB

Ðính Chánh một số chi tiết :

Ngay khi bài viết SD18BB cuả Hồ Đinh được tờ Sài Gòn Nhỏ ở CA đăng tải, đã có một số Anh Em thuộc đơn vị cũ, l/l giúp Hồ Đinh đính chính lại, ít sơ sót nhỏ, khi trình sự thành lập cuả SD.

1- Về TRUNG ĐÒAN 48 BB/Biệt lập:

Cũng giống như Trung đoàn 43 BB, trước khi trở thành đơn vị cơ hữu cuả SD18BB, Trung đoàn đã nhiều lần thay đổi danh hiệu từ 43 qua 47, nên lúc thì trực thuộc SD23BB, khi thì biệt lập, mãi tới tháng khi là một đơn vị cuả SD18BB, mới chính thức mang số 43 tới khi tàn cuộc.

Như trường hợp cuả Trung Đoàn 43, Trung Đoàn 48BB, nguyên là Trung đoàn 32 cuả SD21BB, vào ngày 6-3-1963, tại SVVT số 00326 cuả Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, chuyển đổi Trung Đoàn 32 thuộc SD 21BB, thành Trung Đoàn 48 BB-Biệt lập, còn Trung đoàn 48 biệt lập lúc đó, gồm các Tiểu Đoàn 1/48 ( tiền thân là TD 5BVN), TD2/48 (Tiền thân là TD13BVN) và TD3/48 (tiền thân là TD19BVN) trở thành Trung Đoàn 32,thuộc SD21BB.

Tháng 6/1965 SD18BB được tăng quân số, càc Trung Đoàn cơ hửu đều có thêm Tiểu Đoàn 4, vì thế TD4/48/SD18BB cũng được tân lập nhưng tới 2/1971 thì giải tán.

** Riêng Trung Đoàn 52/18BB được cải tuyển từ Trung đoàn 135 Địa Phương cuả Tỉnh Gia Định. Đơn vị này, chẳng những có TD2/52 được nổi tiếng, mà các TD1/52 và nhất là 3/52 cũng vang danh, trong trận đánh cuối cùng vào tháng 4-1975 tại đồi Móng Ngựa (Kiệm Tân - Long Khánh). ** Trong suốt thời gian từ 1965 tới ngày 30-4-1975, Trung Đoàn 48/18 trách nhiệm vùng Chiến Khu D (Bình-Phước Thành), Trung Đoàn 52/18 có tổng đàn tại Đồi Phượng Vỹ (Núi Chưa Chan, ngả ba Ông Đồn). Riêng 43/18 túc trực tại Long Khánh, để lưu động khắp vùng chiến thật trách nhiệm.

Thành thật cám ơn Đại Tá Huỳnh Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng TrD48/SD18BB cũng là Tỉnh trưởng Bình Tuy, từ ngày 13-1-1975 tới khi Bình Tuy bỏ ngõ vào ngày 23-4-1975.

Đây cũng là một bi thảm của ngưòi lính VNCH. Trước đây theo hầu hết sử sách, đài BBC Luân Đôn, thì Bình Tuy đã mất ngay khi Phan Thiết-Bình Thuận bị thất thủ vào ngày 19-4-1975 nhưng theo lời Đại Tá Huỳnh Bá Thành, thì dù Bình Thuận đã thất thủ, Xuân Lộc được lênh rút nhưng Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn (TLQD3) vẫn bắt buộc Bình Tuy tử thủ với quân số lúc đó chỉ có 300 binh sĩ cuả 3 TD/DPQ.

Cũng may Bình Tuy sát biển, nên giờ cuối những chiến sĩ trên mới còn mạng, để trở về cõi sống và nói lên sự u uất cuả kiếp lính miền Nam.

Trân trọng

HỒ ĐINH

TD1/43/18BB
ngày 14-5-2005