Chuyện
đời của người thương phế binh VNCH không giấy chứng nhận
|
Trần Tiến Dũng
Dù biết
trước ít thông tin về trường hợp của người thương phế binh VNCH Phạm Lý,
nhưng khi gặp gỡ và đối diện với một vết thương thân thể và tinh thần, cũng
vừa là chiến tích và chứng tích của ông, chúng tôi nhận thấy rằng, trường hợp
của ông và những người thương phế binh VNCH còn sống ở Việt Nam, nỗi đau của
vết thương cũ vẫn còn nguyên đó để gánh chịu những cơn đau lớn hơn, dai dẳng
hơn ngay trong từng ngày gắng gượng sống sót.
"Không
được thừa nhận"
Ông
Phạm Lý và người vợ lòng lành Trần Thị Ngọc Thủy
Ông
Phạm Lý kể, “Tôi bị thương vì đạn cối 81 ở Gò Công vào tháng 1 năm 1975, bệnh
viện Quân Dân Y, tiểu khu Gò Công cưa một chân tôi, rồi nhiễm trùng lại cưa,
rồi cũng nhiễm trùng nên tôi được chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hòa.”
“Trước
ngày 30 tháng 4 năm 1975, vết thương tôi vẫn chưa lành nhưng vì Việt Cộng sắp
vào nên bố tôi lên đưa tôi về nhà. Ðưa về nhưng cả nhà không biết đào đâu ra
bác sĩ chữa trị, đào đâu ra thuốc men, có chết cũng đành chịu.”
Rồi ông
Phạm Lý đưa cánh tay rắn rỏi nhờ chống nạng lên quẹt ngang mắt như không muốn
cho chúng tôi nhìn thấy đôi mắt phẫn nộ của ông. Ông cười cười chua chát kể
tiếp, “Khi tôi đến điểm chỉ định trình diện, lúc thấy cái chân bị cưa của tôi
máu còn chảy ròng ròng, cán bộ Việt cộng khoát tay cho về. Nhờ vậy mà không
phải học tập cải tạo ngày nào, cũng là may.”
Dù
trong lúc trò chuyện, chúng tôi và ông cùng không nói ra nhưng ai cũng biết,
với trường hợp thương phế binh của ông cũng như nhiều trường hợp lính VNCH
khác bị thương hoặc hy sinh trong những ngày cận kề biến cố 30 tháng 4 là
không có bất cứ giấy tờ chứng nhận nào, hoặc sự bù đắp nào.
Ông
Phạm Lý lại kể, “Những ngày tháng đen tối đó, tôi không muốn sống nữa, không
phải vì đói khổ dù có khi thời đó, chuyện đói khổ quá sức chịu đựng cả đối
với người lành chứ nói gì tới người ôm vết thương không lành như tôi. Tôi tự
tử mấy lần, nhưng Chúa không cho phép. Những lúc sống không được chết không
xong, trong đầu tôi chỉ có mỗi ý nghĩ. ‘Sao lý tưởng quốc gia mình phụng sự
lại sụp đổ nhanh thế, đang mạnh thế kia mà. Thật không chịu đựng nổi, những
lúc ấy lại chỉ muốn tự tử.’”
Thấy
chúng tôi tò mò nên ông Phạm Lý vạch cho xem những vết cắt động mạch mong
được chảy máu đến chết của ông. Ông cho biết, có lúc đi ăn xin, có lúc đi đổ
cơm heo bị ngược đãi, khinh thường... Ðể vượt qua hết tất cả những cảnh khổ
đó, trong đầu ông chỉ có mỗi một thứ để bám víu đó là chuyện tự tử, không ngờ
chính điều đó lại giúp ông có can đảm sống.
Mối
tình qua miếng cánh gà
Lúc ông
Phạm Lý tiếp chuyện chúng tôi, có một người phụ nữ luôn lặng lẽ ngồi phía sau
ông. Chúng tôi đoán đó là vợ ông nên hướng về bà hỏi, “Vì sao bà lại chọn một
người thương phế binh VNCH, một người mà nếu hiểu theo kiểu người được thời
được thế là không đáng tồn tại.”
Người
phụ nữ có gương mặt hiền hậu của một giáo dân ngoan đạo chỉ cười nhẹ nhàng
nói, “Em không biết, chỉ thấy cảm thương anh ấy thôi.”
Vợ Ông
Phạm Lý, bà Trần Thị Ngọc Thủy, cũng là một giáo dân người Bắc di cư như
chồng. Lúc biết ông Phạm Lý, bà có gánh hàng xôi bán ở góc phố.
Nói về
người vợ, ông Phạm Lý xúc động kể, “Vào năm bi đát nhất đời tôi, trong một
dịp dự đám cưới, cô ấy là người duy nhất trong bàn tiệc chú ý đến tôi. Thời
đó một miếng thịt là quí lắm, dù trong bàn tiệc cũng vậy, ai cũng tranh muốn
ăn, cô ấy tranh gắp cho tôi một miếng cánh gà chiên nước mắm. Tôi cảm động
lắm, tôi dò tìm địa chỉ cô ấy, và gởi cho cô ấy bức thư tỏ tình, trong đó tôi
viết: ‘Anh sẽ tới nhà thăm gia đình em, nếu em đồng ý thì em ra rót nước, nếu
không đồng ý thì đừng ra, anh sẽ không bao giờ đến nữa’. Hôm ấy tôi như được
cứu sống khi cô ấy ra rót nước.”
Chị
Ngọc thật thà nói, “Cảm thương anh ấy có lẽ vì tôi cũng có người anh trai,
anh tôi tên Trần Vạn là trung úy Biệt Ðộng Quân hy sinh vào đầu tháng 4 năm
1975 ở Long Thành, chỉ gia đình là lặng lẽ khóc. Những người lính hy sinh vì
nước trước anh tôi coi thế mà vinh danh hơn.” Qua lời kể của bà Ngọc về gia
đình, phần nào đó chúng tôi hình dung ra được do đâu mà trái tim người phụ nữ
Việt Nam này lại lòng lành trước số phận một người thương phế binh VNCH bị
hắt hủi.
Những
giấy tờ chứng nhận quân nhân VNCH mà ông Phạm Lý còn giữ.
Gánh
nặng tương lai quá sức
Những
giấy tờ chứng nhận quân nhân VNCH mà ông Phạm Lý còn giữ. (Hình: Trần Tiến
Dũng/Người Việt)
Sinh kế chính của gia đình ông Phạm Lý hiện nay đều trong cậy vào việc cho thuê ngay chính căn nhà nhỏ. Căn nhà này thật ra là một góc căn nhà chung của các anh chị em thuộc gia đình bên vợ. Trong căn nhà nhỏ như một căn phòng này là những bàn ghế học trò, quạt máy, bảng đen được kê sẵn.
Ông Lý
cho biết, ông cho các cô giáo dạy thêm mướn, mỗi lớp ông được trả 350 ngàn
đồng Việt Nam (khoảng 17 đô la/tháng) và có 5 lớp đang thuê nhà ông. Chúng
tôi biết rằng, sau khi trừ tiền điện, nước, thu nhập gộp lại từ việc cho thuê
nhà dạy học, gia đình ông chỉ kiếm được khoảng một triệu rưỡi.
Sống
giữa Sài Gòn mà với thu nhập chính chỉ có bao nhiêu đó đủ biết gia đình người
thương phế binh này phải sống chật vật ra sao.
Ông lý
nói, “Trước đây tôi còn khỏe, chống nạng đi bán vé số xa, kiếm thêm cũng
được, nay thì đau bệnh hành hạ, may mà nhờ đứa con gái đi dạy học thêm cũng
đỡ đần được phần nào.”
Ông Lý
và bà Ngọc sống với nhau có hai đứa con, cô gái lớn là sinh viên năm cuối
ngành Anh văn trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (Văn Khoa cũ). Cậu
con trai út vừa thi đại học xong và đạt điểm khá cao (24.5) coi như đủ điểm
vào Ðại Học Bách Khoa (trường Phú Thọ cũ).
Khoe
với chúng tôi, ông Lý cầm phiếu báo danh của đứa con trai, còn bà Ngọc thì
cầm tờ bào có đăng tên con trai bà thi đạt điểm cao, nhưng dù tự hào về con
cả hai vẫn không dấu được nỗi lo.
Qua câu
chuyện, chúng tôi biết ông Phạm Lý vẫn tin rằng, với đôi tay chống nạng, với
ý chí vì gia đình, ông có thể gắng gượng chống chỏi được. Nhưng ai cũng biết
rằng ở Việt Nam hiện nay, việc tăng tiền viện phí và tiền học phí là hai nỗi
ám ảnh kinh hoàng thì liệu những ngày tới đây, người thương phế binh VNCH nay
ốm mai đau này phải xoay sở ra sao trước gánh nặng quá sức.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét