Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
“Câu chuyện về người thương phế binh Phan Thế Duyệt”
“Câu chuyện về
người thương phế binh Phan Thế Duyệt”
“Câu chuyện về người thương phế binh Phan Thế Duyệt”
Vào năm 2003 trong một chương trình giới thiệu hoạt
động của hội “compassion” tại San Jose, California USA, ngay sau khi phát thanh
lần thứ nhất, nhiều thính giả đã gọi vào thể hiện tâm tình họ dành cho câu chuyện
thật đặc biệt, câu chuyện về một thương phế binh VNCH đang sống trong hoàn cảnh
hết sức cô đơn tại một làng quê xa cách chốn phồn hoa đô hội… Câu chuyện có
chút đau thương nhưng cũng lại có nhiều thơ mộng và đẹp của tình người.
Vết thương chưa lành hẳn thì biến cố 30 tháng 4 úp xuống, anh bị đẩy ra khỏi Quân Y Viện khi viết thương còn rỉ máu, anh được cha mẹ gìa đưa về sống tại Tây Ninh, chẳng bao lâu sau đó anh đã phải cắt bỏ đôi chân vì ung thối để cứu mạng, thế rồi cha mẹ anh cũng lần lượt qua đời, còn lại một mình trong căn nhà nhỏ, anh đã sống 30 năm dài trong nỗi cô đơn tận cùng của kiếp người.
Đối với những người thương binh VNCH khác, hoàn cảnh của anh có lẽ chưa phải là tận cùng bằng số (?) Anh biết rõ điều này, nên không than van, chỉ vì buồn muốn viết thư đi khắp nơi để tìm người tâm sự và không kêu nài trợ giúp, lá thư gởi ra Hải Ngoại đi lang thang và được ai đó đưa lên internet, một cô gái ký tên “H” gởi về anh $50.00 Mỹ kim, anh viết thư cảm ơn…
Một người ở Paris đọc được lá thư anh gởi cho người con gái có tên “H” tưởng là bạn mình nên chuyển qua cho cô BS Hương (Liên Hương) thành viên của “Hội Huynh Đệ Chi Binh” cô BS cảm động vì lá thư lạ đã viết trả lời anh, lá thư cũng đầy tình cảm chan chứa, tường chừng như ở thời còn chinh chiến của một người em gái hậu phương gởi cho anh chiến sĩ nơi chiến trường, lá thư tỏ lòng ngưỡng mộ tuyệt đối dành cho một anh hùng. Anh chính là một “anh hùng” trong mắt cô Liên Hương ở Hoa Kỳ. Thư trao đổi giữa anh và cô BS trẻ với những lời chân tình đã làm nhiều người rơi lệ.
Giao Chỉ
Tây Ninh ……………. 1999
Cô H. thân mến,
Phan Thế Duyệt (2003)
|
Đây là những ngày đầu Xuân. Sau vài ngày Tết tạm quên đi những âu lo phiền muộn thì bây giờ lại suy nghĩ, tính toán cho năm rộng tháng dài. Tôi đã bị loại ra khỏi vòng chiến vào một buổi chiều mây giăng tím ngắt cách nay gần 27 năm dài (bị liệt và cưa 2 chân!).
Trong vòng 27 năm đó, cuộc sống của tôi âm thầm như những đêm không trăng sao. Bốn mùa cứ lần lượt trôi qua, bao đứa trẻ thơ đã trưởng thành, còn tôi đã thấy thấp thoáng con đường tới nghĩa trang!!! Ngày ngày chỉ nằm trên giường ngắm mây bay qua khung cửa sổ, và chiều chiều nghe tiếng chuông giáo đường buồn bã. Rồi đôi khi âu lo khi số tiền trong túi cạn dần.
Chưa bao giờ tôi đủ can đảm ngắm mình qua gương. Tuổi trẻ, tình yêu đã vượt khỏi tầm tay. Đôi khi kỷ niệm hiện về hỗn độn, quay cuồng, tan vỡ như những mảnh thủy tinh sắc nhọn. Tủi thân, phiền muộn là căn bệnh trầm kha kéo dài từ ngày nầy đến ngày khác! Đầu năm chỉ duy nhất một mình trong căn nhà bầu bạn với chiếc tivi, dò hết đài nầy đến đài khác, rồi mệt mỏi lăn ra ngủ. Những lúc đau nặng, bao nguy cơ rình rập, chỉ biết phó mặt cho bàn tay Thượng Đế.
Đã lâu lắm rồi không có cơ hội viết thư nên trong hồi báo này từ đầu đến giờ lẩn thẩn quá phải không cô H? Nếu có gì sơ suất xin cô bỏ qua sự thiếu sót đó. Trước thềm năm mới, tôi chúc cô và gia đình hưởng một mùa Xuân vui vẻ, một năm mới An khang thịnh vượng.
Tôi xin dừng bút nơi đây. Chào cô.
Ký tên: Duyệt
P T D
_______________________________________________________
San Jose ngày 1 tháng 8, 2003
Anh Duyệt thân mến,
Có lẽ anh sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Do một sự tình cờ hay sắp xếp nào đó của Thượng Đế, nếu chúng ta còn tin có Thượng Đế hiện hữu trong cuộc đời này, lá thư của anh đã vượt ngàn dặm hải lý và thời gian phủ bụi mờ để đến tay tôi. Một người bạn của tôi ở Pháp, trong lúc đi sưu tầm trên những trang điện toán đã tìm thấy lá thư này, và chuyển đến tôi. Chỉ vì một sự trùng hợp ở vần tên với một cô gái nào đó mà anh đã viết thư cám ơn 3 năm trước đây.
Lá thư của anh không giống như bất cứ lá thư nào tôi đã đọc trong gần 10 năm qua. Tôi cũng chưa bao giờ trả lời riêng như tôi đang làm ngày hôm nay. Đây cũng là lần đầu tiên tôi dùng tên thật của mình để viết cho một người chưa biết mặt. Tôi viết như thế để anh hiểu cái ấn tượng sâu đậm, và một phần nào là nỗi xúc động lá thư của anh đã để lại trong tôi.
Trong tuần lễ qua, tôi đã gọi điện thoại về Việt Nam một vài lần theo số anh ghi trong thư, nhưng đáng tiếc vẫn không liên lạc được vì đường giây luôn luôn bận. Cũng có thể vì tôi gọi không đúng cách, một lần nữa lại cho anh biết rằng đây là 1 điều tôi không thường hay làm lắm đâu.
Lá thư của anh đã vô tình nhắc nhở cho tôi về quá khứ, những năm tháng chiến tranh điêu linh của đất nước mà tất cả chúng ta đều muốn quên. Anh không kể nhiều trong thư, nhưng tôi đoán anh chắc phải là 1 người đã có kiến thức của 1 vài năm Đại học, hay ít nhất cũng đã đỗ Tú Tài trước khi đăng lính vào quân đội. Bởi vì 1 người bình thường ít may mắn được đến trường hơn, đã không thể viết một lá thư vừa lắng đọng, vừa lãng mạn dạt dào tình cảm như vậy.
Sự gắn bó của tôi với những người lính cũ có lẽ bắt nguồn từ gia đình tôi vốn đã có rất nhiều người xuất thân từ quân đội miền Nam trước đây. Cha tôi ngày xưa là 1 bác sĩ quân y ở Chẩn Y Viện Trung Ương, và cậu tôi cũng đã từng là 1 bác sĩ giải phẫu chữa phỏng và chấn thương tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nơi tôi vẫn thường xuyên lui đến những ngày còn nhỏ vì căn bệnh riêng của mình. Hình ảnh của những nguời thương bệnh binh quấn khăn băng trắng thẫm máu đỏ hàng ngày được chở về từ mặt trận với tôi vì thế đã không xa lạ lắm. Một trong những người bạn thân nhất của tôi ở đây hôm nay là 1 cựu phi công từng đóng quân ở Phù Cát (Qui Nhơn)…
Tôi viết thư cho anh hôm nay, không phải như 1 người Việt kiều xa xứ được ưu đãi trong 1 đời sống an lành, và thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, đang nghiêng mình xuống viết cho 1 người đồng loại bất hạnh của mình. Nhưng tôi viết với tâm trạng của một cô gái nhỏ năm xưa đã lớn lên yên ổn giữa thành phố Saigon, nhìn tuổi thơ ấu của mình trôi qua dưới ánh hỏa châu và những tiếng bom đạn hàng đêm vẫn vọng về từ 1 chiến trường xa. Ở đó, bao nhiêu xương máu và nước mắt của cả 1 thế hệ tuổi trẻ đã đổ xuống để che chở cho những cô gái nhỏ như tôi được tiếp tục bình yên đến trường. Ở đó, vẫn có bao nhiêu người chiến sĩ như các anh còn ôm tay súng, chiến đấu đơn độc vào những giờ phút chót để gia đình chúng tôi có cơ hội xuống thuyền ra đi, tìm đến những quê hương hạnh phúc mới bên này bờ biển Thái Bình Dương.
Chính với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ đó mà hôm nay tôi thấy cần phải viết cho anh, cho các bạn của anh những lời các anh xứng đáng được nghe nhưng có lẽ đã chưa bao giờ được nghe từ gần 30 năm qua. Để các anh hiểu được rằng những hy sinh của mình đã không lãng phí, hay vô ích. Những tượng đài có thể bị đạp đổ, nhưng những hình ảnh thần tượng ghi khắc trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thể bị xóa nhòa.
Chúng ta đã mất mát rất nhiều thứ, những người thương binh như các anh đã mất hết 1 phần thân thể, tình yêu và tuổi trẻ, còn những người Việt tỵ nạn như tôi cũng mất cả 1 nơi chốn dung thân để phải tha hương, lưu lạc khắp mọi phương trời. Có 1 điều ngày hôm nay, tôi mong chúng ta sẽ không đánh mất là tình người đến với nhau để khoảng không gian anh đang sống và hít thở bớt đi niềm lẻ loi, và cô độc. Tôi không là 1 bà tiên có đôi đũa thần nhiệm màu để có thể hóa phép trả lại anh thân thể nguyên vẹn. Nhưng tôi có thể trao tặng anh 1 tình bạn, và hy vọng những giòng chữ của mình có thể xoa dịu được những vết thương vẫn còn nhỏ máu trong tâm hồn anh từ 30 năm qua.
Khi nhận được lá thư này, xin anh gửi cho tôi hồ sơ + 1 tấm ảnh hồi đáp qua địa chỉ 1 người thân của tôi ở Saigon, để rồi sẽ có người đem thư về Mỹ lại cho tôi:
Nguyễn Liên Hương
c/o Phạm Thục Tuyết Xuân
tel:
Tôi muốn biết địa chỉ chính xác của anh, để gửi đến anh 1 món quà nhỏ, mà tôi ước mong sẽ đem lại 1 vài tia nắng ấm trong gian nhà lạnh vắng, hiu quạnh của anh hôm nay.
Cũng xin anh đừng phổ biến tên tuổi hay địa chỉ của tôi, vì điều tế nhị thỉnh thoảng tôi vẫn còn trở về Việt Nam trong những công tác xã hội. Thêm nữa, tôi hiểu khả năng giới hạn của mình trong những điều có thể làm. Thật sự sẽ là một điều tàn nhẫn để gieo mầm cho những ảo tưởng, hy vọng không có cơ may được thành tựu.
Cuối cùng, dù tôi không thể gửi nguyên 1 bài hát về, cũng xin cho tôi được gửi tặng anh và những người bạn anh hùng không tên tuổi của anh lời tựa của bài hát, “You are my hero”. Bởi vì cuối cùng, trong cuộc đời này, không có điều gì anh hùng, và cao thượng hơn là hy sinh bản thân mình cho những người khác được quyền sống. Trong mắt tôi, mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những người trai anh hùng một thời đã chọn cho mình con đường đi và sống đích thực có ý nghĩa nhất.
Thân ái chào anh, và cầu chúc anh những ngày tháng cuối an lành trong niềm vinh dự và tự hào.
LH
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
CẢNH SỐNG NGHIỆT NGÃ CỦA NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH
Quê Việt
05-12-2015
Kính
thưa :Anh Nhân Hòa (Đại Diện Hội Cứu Trợ
Thương Phế Binh VNCH New South Wale)
Tháng này gió
mùa Đông Bắc lại thổi vào Xứ Thừa Thiên rồi anh ạ.Mưa lạnh lê thê ,mưa buồn tầm
tã ,em đã trải qua những tháng năm dài vất vả buồn cô đơn và lạnh giá như thế rất
nhiều rồi anh ạ.
Đã 40 năm vất vả tủi nhục ê chề,kể từ ngày
30-4- Nhà tan cửa nát.Em đã phải lê tấm
thân tàn,tự lực mưu sinh với bao cố gắng tận hết sức lực mà vẫn cứ nghèo rớt mồng
tơi,tủi thẹn với Xuân về tết đến,tự ti hoàn cảnh thân phận dồn em tới chỗ cùng
cuỗn với cuộc đời.
Ngày lại ngày
lê tấm thân tàn ,lăn xe đi làm thuê ,vá lưới bò lết dơ bẩn ướt át,tối về tắm giếng
trời rét lạnh run người.Ôi! Nào phải một vài ngày,mà đăng đẳng thời gian dài,nỗi
buồn mờ mịt chẳng tương lai.Đêm đêm nằm cô đơn buồn thấm thía ray rức, nức nở
như “Giọt Mưa Thu” Anh ạ.
Ôi! Còn đâu :
Một thời trai trẻ hiên ngang ,Khí phách hào hùng của một người đã từng là Sỹ
quan QL VNCH .Em cũng như các TPB khác cứ ngỡ phải “ bó tay” với nỗi buồn trọn
kiếp.
Như thể
có đấng toàn năng đã sai các anh đến để
nâng đỡ những người không toàn vẹn như chúng em,các thương phế binh VNCH .Các
anh đã đến đúng lúc khi mà TPB chúng em đang gần cạn sức tàn hơi .Nhờ các anh
mà ngày nay em và anh em phế binh lắc xe lăn xe đi trên đường trong lòng cảm thấy
phấn khởi, nên dáng bên ngoài cũng đã vui vẻ tự tin hơn.Vì chúng em biết được
những TPB VNCH KHÔNG BAO GIỜ BỊ BỎ RƠI,chúng em đã có được các tấm lòng vàng
thương yêu giúp đỡ .
Kính huynh
trưởng, anh em phế binh được ấm thân là nhờ biết bao tấm lòng đầy nhiệt huyết
như niên huynh trưởng.Ôi! Người thua trận
tan tác bốn phương,lại động lòng trắc ẩn số phận anh em TPB mà cứu giúp.Nghĩa cử cao đẹp tình huynh đệ
chi binh, tình nhân ái giúp đỡ cho những chiếc áo lính rách nát trong lửa đạn
chiến tranh đã qua 40 năm ,ngôn từ khó diễn đạt hết được nỗi lòng phải không
anh.
Em biết các
anh em trong Hội phải là người đầy đức độ hy sinh, vị tha kiên nhẫn với vạn nẻo
đường đời, mới làm được việc thiện đầy khó nhọc này.Khi chúng em cầm trên tay tờ
bạc AUD,chúng em cũng thấu hiểu quý niên huynh trưởng bỏ ra biết bao công sức.Người
ta nói tính trời sinh,phải chăng tạo hóa sinh loài ngựa thì phải có người chăn
nuôi ngựa.Ôi cả một đàn chiến mã cụt què ăn một ngày biết bao là cỏ.Đức độ như
BỒ TÁT mới chịu nổi.Các Anh phải có tấm
lòng Bồ Tát mới làm nổi.
Em gởi lời
tri ân đến các ACE trong Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH và Ân nhân bảo trợ Bà
Phạm Ngọc Thuần. Xin Trời Phật độ trì ban nhiều phước lộc đến cho quý ân nhân
đã giúp đỡ chúng em mà chúng em không có cơ hội trả nổi ân đức này.
Thưa.Vài dòng
tâm sự với huynh trưởng,Hy vọng một ngày các Huynh ra Huế cho nhà Phế Binh được
diện kiến kỳ hình.Để niềm vui tiếng cười DẬY SÓNG SÔNG HƯƠNG
Kính Thư
Nguyen Don
Đồng Nai 29/2/2014
Thưa anh
sau khi bị đuổi ra khỏi Trung tâm hồi lực 30/4 /75 Tôi trở về sống với gia đình
với vết thương chưa lành , mất 2 chân mù 1 mắt
Cuộc sống
của tôi bây giờ là đi ăn xin để sống qua ngày
Cuộc sống
của tôi dù đau khổ bao nhiêu , tôi phải đành chấp nhận ...
Tôi mong
nhận được tình yeu thương từ các anh để tôi sống hết cuộc đời còn lại
TPB Nguyễn văn Đức
Sài
Gòn ngày 15/7/2014
Tôi là
TPB VNCH đã 39 năm trôi qua , tôi sồng trong hoàn cảnh khốn khó ,đầy chất
thương đau của một con người tàn tật không lối thoát ,cuộc sống hiện tại quá
thê thảm bữa đói bữa no , bữa rau bữa cháo
Ông bà
bên ấy còn có tấm lòng quan tâm đến số phận tật nguyền của anh em TPB chúng tôi
, còn nơi đây không một cơ quan nào hội từ thiện nào giúp đỡ vật chất tinh thần
cả ....
TPB
Nguyễn văn Thành
Sài Gòn
ngày 6/7/2014
Quí Ông
Bà
Cuộc
chiến qua đi để lai bao nhiêu thảm cảnh “ con người còn lại như chúng tôi
đây “ đang sống âm thầm với nỗi niềm buồn tủi của một con người thương tật
trước các “dư luận “nặng nề nhiều mỉa mai . Qua từng đêm dài trăn trở ,
bởi giấc ngủ không yên .
Thời gian
đã đồng hành với sự quên lãng và xã hội cũng dần quên đi số phận đầy nghiệt ngã
của người TPB VNCH . Cứ thế ngày qua ngày tôi lê lết tấm than tàn phế này , đi
kiếm sống bằng mọi cách , kể cả phải bán MÁU của chính bản thân mà sống , cho
qua ngày đoạn tháng ....
TPB Tân
lưu Thạnh
Cồn Hến
ngày 24/8/2014
Thưa Anh
Em là một
TPB VNCH TQLC . Cuộc chiến chấm dứt tại miền Trung cũng là
ngày em mất đi một phần thân thể mà không bao giờ hàn gắn lại được . mất
1 chân gẫy 1 chân
Trong
cuộc sống mưu sinh , Trước đây , hàng ngày em ra chợ mua rau về bán lại ,Mùa
mưa lũ , cùng vợ chèo xuồng ra giữa sông vớt củi trôi về bán
, Vợ chồng em cũng làm nghề bắt ốc mò hến kiếm sống qua ngày ,Nhưng
vẫn không bao giờ no đủ như một người lành lặn Nay tuổi già sức yếu
lại thêm tật nguyền khó khăn chông chất khó khăn ...
TPB Châu
khắc Xuân
Sài Gòn
ngày 6/8/2014
Thưa quí
Hội
Tôi là
một TPB thời VNCH bị thương cụt một giò trong trận đánh tại xã Phú Cường tỉnh
Bình Dương 30/9/ 1967
Đến
nay vết thương vẫn đau nhức khi trái gió trở trời
Quá khứ
oai hùng nhưng không khỏa lấp được cái bi đát trong cuộc sống hiện tại
TPB
Nguyễn văn Thình
Bến Lức
ngày 30/7/2014
Các anh
chi
Trong xã
hội ngày nay ai cũng gặp khó khăn và gặp nhiều điều vất vả , nhưng tôi
còn khó khăn vất vả hơn khi không còn khả năng đi lại vì chiến tranh đã
cướp đi một chân của tôi , , nhưng tôi vẫn còn tiếp tục sống cho tới nay
,
Sau 1975
Tôi sống chung với mẹ già nay đã 90 tuổi , Vợ tôi chết để lai đứa con gai
nay sống xa và cũng chật vật khó khăn .đã thế tôi bị bịnh tiểu đường
không thuốc men nay phải cắt nửa bàn chân còn lại
TPB Lê
văn Minh
o
o
·
·
·
·
·
·
·
·
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)