TỪ CHUYỆN CON CÁ CƠM
* MINH DIỆN
BVB - Anh Đông, hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi vào thăm một nhà thùng ở Phú Quốc. Đó là một cơ sở làm nước mắm lâu đời và nổi tiếng hòn đảo này. Từ ngoài sân đã nhìn thấy những dãy thùng gỗ như những chiếc trống khổng lồ thẳng tắp dưới vòm mái tôn, và ngửi mùi nước mắm đẫm trong không khí. Nhân viên nhà thùng đang chiết nước mắm ra đóng chai xuất bán cho khách hàng, mời chúng tôi nếm thử 'nước mắm nhỉ' đặc sánh, màu cánh dán thơm nồng có vị ngọt tê tê đầu lưỡi. Ai cũng tấm tắc khen ngọn, có người nhận ra là từ lâu nay mình từng ăn “nước mắm Phú Quốc” nhưng hình như không phải nước mắm Phú Quốc thiệt.
Đông cho biết, nước mắm Phú Quốc bị nhái tràn lan, chỉ có ra Phú Quốc mới hiểu thế nào là nước mắm Phú Quốc! Đông kể cho chúng tôi nghe sự khác biệt ấy từ khâu chượp cà đến khi ra đời chai nước mắm. Đầu tiên là những chiếc thùng đường kính 3 mét, cao 4 mét, ghép bằng 300 thanh gỗ bời lời từ rừng Bắc Đảo, có 8 vòng dây niềng, mỗi dây bện 120 sợi song mây từ núi Ông Tám. Chỉ có loại gỗ bời lời Bắc Đảo mới giữ được mùi vị nước mắm thơm ngon và chỉ có loại song mây núi Ông Tám mới đủ độ bền để niềng chiếc thùng khổng lồ 60 năm không rò rỉ.
> Nước mắm Phú Quốc bị thách thức
> Thương lái Trung Quốc mua con chặt khoai (sâm đất)
> Nước mắm Phú Quốc bị thách thức
> Thương lái Trung Quốc mua con chặt khoai (sâm đất)
Mỗi chiếc thùng ấy chượp được 14 tấn cá cơm. Phú Quốc là vùng biển có nhiều phù du làm thức ăn cho cá cơm, và mùa đánh bắt từ tháng 7 đến tháng 12. Cá cơm Phú Quốc có nhiều loại, nhưng làm nước mắm ngon nhất là cá cơm đỏ, cá cơm sọc tiêu, và cá cơm than. Nơi khác, nhà thùng thu mua cá cơm về rồi mới chượp. Ở Phú Quốc, cá ướp ngay tại hầm tàu. Mỗi mẻ lưới vừa cặp mạn, ngư phủ dùng vợt vớt cá lên, nhặt hết tạp chất, rửa sạch bằng nước biển rồi trộn đảo ngay với muối khi con cá đang nhảy múa tanh tách. Cá đưa xuống hầm tàu tươi nguyên, giữ được máu, không bị phân hủy, không có mùi hôi, độ đạm cao, và nước mắm sẽ có mầu cánh dán tự nhiên.
Chủ cơ sở nước mắm Phụng Hưng là đời thứ bảy nhà thùng này. Cái cơ ngơi của gia đình ông hôm nay đã phải đổi bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt mấy thế hệ. Ông cho biết, hơn hai trăm năm trước dân đảo Phú Quốc còn rất thưa, nhưng đã có nghề làm nước mắm. Trước năm 1945, toàn đảo có khoảng 100 nhà thùng tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn, từ năm 1965 đến 1975, phát triển cực thịnh lên tới hơn một ngàn nhà thùng rải khắp đảo. Sau giải phóng và thời kỳ 'cải tạo công thương', lại trên cái nền bao cấp, nghề làm nước mắm trên đảo này bị teo lại, bây giờ mới dần dấn khôi phục, mỗi năm sản xuất được gần 8 triệu lít
Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng từ những năm 50 thế kỷ trước, đã được bán sang Campuchia, Thái Lan nhưng thị phần nhỏ, không được cầu chứng thương hiệu. Phần lớn nước mắm Phú Quốc do thương lái Trung Quốc nắm giữ. Họ độc quyền thu mua từ các nhà thùng xuất ra nước ngoài với nhãn mác Trung Quốc.
Chủ cơ sở nước mắm Phụng Hưng là đời thứ bảy nhà thùng này. Cái cơ ngơi của gia đình ông hôm nay đã phải đổi bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt mấy thế hệ. Ông cho biết, hơn hai trăm năm trước dân đảo Phú Quốc còn rất thưa, nhưng đã có nghề làm nước mắm. Trước năm 1945, toàn đảo có khoảng 100 nhà thùng tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn, từ năm 1965 đến 1975, phát triển cực thịnh lên tới hơn một ngàn nhà thùng rải khắp đảo. Sau giải phóng và thời kỳ 'cải tạo công thương', lại trên cái nền bao cấp, nghề làm nước mắm trên đảo này bị teo lại, bây giờ mới dần dấn khôi phục, mỗi năm sản xuất được gần 8 triệu lít
Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng từ những năm 50 thế kỷ trước, đã được bán sang Campuchia, Thái Lan nhưng thị phần nhỏ, không được cầu chứng thương hiệu. Phần lớn nước mắm Phú Quốc do thương lái Trung Quốc nắm giữ. Họ độc quyền thu mua từ các nhà thùng xuất ra nước ngoài với nhãn mác Trung Quốc.
Từ năm 2001, Cục sở hữu trí tuệ đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc . Năm 2005, Bộ thủy sản ban hành quy định về sản xuất nước mắm mang tên Phú Quốc. Theo đó chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo tiêu chuẩn TC 230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc.
Hiệp hội nước mắm Phú Quốc ra đời và nước mắm Phú Quốc với thương hiệu độc quyền mon men ra thị trường thế giới. Cách làm ăn độc lập tự chủ ấy đã khiến người “đồng chí bốn tốt và mười sáu chữ vàng” không hài lòng.Một chiến dịch tận thu mua cá cơm để cắt nguồn nguyên liệu cùa các nhà thùng Phú Quốc được tiến hành rất dữ dội. Chân rết thương lái Trung Quốc như những chiếc vòi bạch tuộc bung ra thò vào từng ngõ ngách vạn chài. Chúng mua chuộc , dụ dỗ từng chủ thuyền, chủ lưới bán cá cơm cho chúng. Gíá cá cơm đang bình thường 7.000 đồng đến 8.000 đồng một kg, chúng mua 20.000 đồng rồi 30.000 đồng một kg. Bất kể loại cá cơm nào, tươi hay ươn chúng mua hết. Có những mẻ cá ươn thối, chúng mua mang ra biển đổ. Chúng tung tiển ra để bóp chết ngành nghề nước mắm Phú Quốc chứ đâu phải kinh doanh bình thường. Rất tiếc là dân ta nói chung, các chủ tàu cá nói riêng bị cái lợi trước mắt lấp mất tầm nhìn xa trông rộng, lấp cả nghĩa tình, quay lưng lại với người mình.
Mùa cá cơm năm ấy, các nhà thùng Phú Quốc chới với vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều hợp đồng ký với khách hàng, đặc biệt với nước ngoài bị hủy bỏ, bị phạt và đau đớn hơn là mất uy tín.
- Hiệp hội nước mắm Phú Quốc đã tự cứu mình bằng cách mua tàu, và thuê tàu đánh bắt cá cơm, tự chủ nguồn nguyên liệu. Nhờ biện pháp ấy đã chặn được chiến lược vét cá cơm cùa Trung Quốc!
Anh Đông nói với chúng tôi như vậy và không giấu niềm tự hào của người dân xứ đảo. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy băn khoăn bởi lòng tham và lối xảo trá cùa người Trung Quốc thì vô cùng, sức ta có hạn và dân ta vẫn thiếu cảnh giác trước những miếng đòn thâm hiểm cùa Tàu. Thực tế đã chứng minh, đâu chỉ một vài lần,mà đã bao nhiêu lần và đã lâu lắm rồi, những trò mua bán tưởng như rất ngây ngô của Trung Quốc diễn ra mang lại hậu quả khôn lường cho Việt Nam mả chúng ta vẫn bập phải.
Còn nhớ năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc giả làm khách du lịch sang Đồng Đăng, Lạng Sơn móc nối mua mèo. Khi mèo miền cao biên giới này cạn chúng tỏa xuống miền xuôi , từ Hà Đông, Hà Tây đến Thái Bình, Nam định, Hà Nam... những nơi được coi là vựa lúa miền Bắc. Mỗi con mèo thương buôn Trung Quốc mua cả triệu đồng. Nó mua cả mẻo chết. Một cái đầu mèo có giá bằng cả con mèo. Nhiều người trở thành lái mèo và nạn trộm cắp mèo bùng phát. Người nọ nghi người kia, xóm làng xào xạc vì chuyện mất mèo. Cho đến khi con vật đứng hàng thứ tư trong mười hai con giáp ấy gần tiệt chủng ở miền Bắc thì dịch chuột bùng phát. Ôi cơ man là chuột. Chuột cống , chuột đồng, chuột nhắt. Chuột nhung nhúc trong từng nhà,thành bầy đàn ngoài đồng ruộng, chén sạch cà thóc lúa, hoa màu, cắn nát chăn màn quần áo. Bấy giờ các nơi phát động chiến dịch diệt chuột rất rầm rộ,và có “Vua diệt chuột” ra đời. Nhưng càng diệt, chuột càng nhiểu, bởi thuốc diệt chuột mua của Trung Quốc, các “ông cống” xơi không chết mà lại kích thích sinh đẻ mãnh liệt hơn. Chính “Vua diệt chuột” bất đắc dĩ đã mỉa mai thốt lên rằng “các ông bạn Tàu đã rước mình lên ngôi vua”.
Chiến dịch mua mèo vừa lắng thì rộ lên chiến dịch mua móng trâu. Ấy là vào năm 2003-2004. Thương lái Trung Quốc ăn mặc như người Mông xuất hiện nhan ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, rỉ tai người địa phương tìm nguồn hàng đặc biệt này. Bọn chúng không mua cả con trâu mà chỉ mua bốn cái móng. Hai móng trước , hai móng sau gộp lại là một bộ móng, có giá bằng cà con trâu. Nạn chặt trộm móng trâu phát sinh phát sinh như nạn bắt trộm mèo năm trước. Có những con trâu đang gặm cỏ trên đồi khuỵu xuống không đi được vì bị chặt mất móng. Có gia đình nhốt trâu trong chuồng, canh cẩn thận ban đêm bọn bất lương mò vào chặt trộm. Con trâu là đầu cơ nghiệp! Người dân miền núi con trâu là sức kéo chính để cày bừa những thửa ruộng bậc thang. Mất con trâu đồng nghĩa với bỏ ruộng hoang. Đồn biên phòng Trà Lĩnh có lần bắt được mấy bao tải móng trâu còn tươi máu trên đường chở sang Trung Quốc. Những người lính con nhà nông căm giận thốt lên: “ Tiên sư bọn giã man!”
Năm 2007, các các cơ sở sản xuất chè ở Phú Thọ, Thái Nguyên , Tuyên Quang bị một phen điêu đứng. Ấy là vì thương lái Trung Quốc sang vơ vét chè vàng. Thôi thì thượng vàng hạ cám, lá chè, búp chè, cành chè, rễ chè, quả chè nó mua tất. Gía chè đang từ 15.000 đến 25.000 đồng một kg nó đẩy lên 75.000- 90.000 đồng một kg. Những đồi chè bị vặt trụi vô tội vạ.
Khi những người hám lời bỏ tiền thu gom, và nhiều đồi ché đã bị hủy diệt, thì Trung Quốc không mua nữa, chè chất đống ở cửa khẩu thành đống rác.
Kinh khủng nhất là chiến dịch thu mua đìa năm 2011. Mả bố quân bất nhân, khởi đầu chúng mua giá 280 tệ một kg đỉa khô, tương đương 750.000 đồng, rồi đưa lên 450 tệ và sau đó 800 tệ, tương đương 2 triệu đồng. Chúng nâng giá lên trời như thế để kích thích lòng tham. Ai cũng biết đỉa là một loài hút máu nguy hiểm nhưng hám lời đua nhau buôn đìa. Có người thành lập công ty nuôi đỉa. Có nơi mở đại lý đỉa. Nhiều người dân Kinh Môm , Hải Dương bỏ hết công việc làm ăn đi thu gom đỉa tươi giá 20.000 đến 30.000 đồng một kg, về chế biến đìa khô bán sang Trung Quốc. Từ Hải Dương nghể buôn đỉa nhanh chóng tràn vào Hóc Môn, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Người ta thu gom đìa về thà trong ruộng, trong ao. Những “vựa đỉa” nhung nhúc đỉa như bánh canh. Vô tình xa chân xuống hàng trăm con đìa bám chặt bứt không ra.
Thương lái TQ mua con chặt khoai (sâm đất) phá rừng ven biển Nam bộ |
Cây phong ba chỉ mọc ở vùng đảo Quảng Điền, Quảng Ngãi và quần đảo Trường Sa. Đó là loài cây chịu đựng sóng gió, phong ba bão táp, giữ màu xanh biển đảo Tổ Quốc, đồng hành với những người lính đảo. Vậy thương lái Trung Quốc mua làm gỉ? Không ai tìm hiểu, các cơ quan bảo vệ môi trường không lên tiếng, để mặc chúng thu mua. Và nhiều ngư dân đã bỏ nghề đánh bắt hải sản , lên đảo chặt phá cây phong ba phơi khô bán với giá 15.000 đồng một kg. Chặt phá cây phong ba ngoài đảo còn nguy hại hơn chặt phá rừng đầu nguồn trong đất liền, vậy mà các cơ quan chức năng lại làm ngơ .
Tôi còn nhớ tháng 7-2007, nạn cắt trộm cáp quang lan tràn ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Lúc đẩu người ta bảo đó là bọn trộm vặt bán ve chai. Khi tập đoàn Bưu chính viễn thông nháo nhác lên vì nhiều tuyến cáp quang quốc tế bị cắt trộm, tổng chiều dài tới 11 km, trị giá gần 20 triệu đô la và họ cho biết sợi cáp quang làm bằng thủy tinh, không phải bằng đồng, không bán phế liệu được, thì cơ quan công an mới vào cuộc. Và câu trả lời được hé mở khi lực lượng công an bắt được Nguyễn Thị Bích Phượng, ở Bà Rịa Vũng Tàu, môt chân rết mua cáp quang cho Trung Quốc. Mụ Phượng đã thuê ba chiếc tàu để chở cáp quang thu gom của bọn ăn cắp sang Trung Quốc phục vụ mục đích phá hoại cùa chúng .
Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn và rất bài bản trong việc thu mua hàng hàng hóa nguyên liệu và bán sản phẩm sang Việt Nam. Họ mua, bán có chọn lọc,có chiến lược chứ không phải bất cứ thứ gì cũng mua, bán. Họ mua những thứ họ cần một phần, một phần để phá hoại môi trường và kính tế Việt Nam, còn bán những thứ đầu độc con người Việt Nam.
Giáo sư kinh tế và chính sách công cộng trường Đại học Clifornia , Irvine Peter Navarra đã viết trong cuốn sách “ Chết dưới tay Trung Quốc”như sau : “ Một loạt các vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong thời gian qua đã khiến cà thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm môt vụ thức phẩm độc hại xuất xứ từ Trung Quốc. Họ vét tài nguyên từ các nước đang phát triển và tuôn ra sản phẩm độc hại. Nếu thiếu cảnh giác sẽ chết dưới cánh tay Trung Quốc, đất nước 1,3 tỷ người đang muốn vươn lên làm bá chủ thế giới bằng mọi giá!”
Những lời hứa và cả những văn bàn giấy trắng mực đen đã được ký kết giữa các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần “bốn tốt và 16 chữ vàng” quà thật chưa làm cho chúng ta yên tâm khi Hoàng Sa vẫn bị Trung Quốc chiếm,Trường Sa và biển Đông vẫn bị Trung Quốc bành trướng đe dọa, và Trung Quốc thường xuyên dùng thủ đoạn mua, bán xảo quyệt, dối trá, tham hiểm để phá hoại môi trường, phá hoại sản xuất, làm giảm niềm tin, đầu độc sức khỏe và làm nhiễu loạn lòng dân ta.
Bởi thế, có lẽ không thừa khi mỗi chúng ta, hãy tự soi trong quá khứ và hiện tại, nhận chân bộ mặt thật Trung Quốc, đề tránh bớt những hậu quả mà “người bạn bán tốt” gây ra cho mình. Tạm biệt Đông và 'làng nước mắm Phú Quốc' tôi đi trên bãi biển Dương Đông mà ngẫm nghĩ miên man về "lòng tin chiến lược"!
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét